Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là gì? Máu đi qua động mạch thận được lọc lần đầu tiên bởi cầu thận tạo nước tiểu ban đầu. Sau đó, nước tiểu tiếp tục được tái hấp thu và thải bỏ các chất trong hệ thống ống thận để nước tiểu chính thức bài xuất khỏi cơ thể.
Quá trình tái hấp thu và bài tiết ống thận
Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là quá trình tái hấp thu và bài tiết tại ống thận sau khi lọc tại cầu thận giúp điều chỉnh thành phần, thể tích nước tiểu. Sau khi dịch lọc từ cầu thận vào bao Bowman, nó tiếp tục đi vào hệ thống ống thận, bao gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp.
Mặc dù mỗi ngày có khoảng 170 - 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra, quá trình tái hấp thu tại ống thận giúp giảm lượng nước tiểu thực sự còn khoảng 1 - 2 lít.
Tại ống lượn gần, quá trình tái hấp thu các chất như natri, đường, nước, kali, cũng như các phân tử khác như protein, acid amin, clorua, ure và bicarbonat diễn ra một cách hiệu quả. Khoảng 65% natri được tái hấp thu ở đây thông qua cơ chế khuếch tán dễ dàng với sự hỗ trợ của protein mang nằm trên bờ bàn chải.
Đối với glucose, khi nồng độ glucose trong huyết tương dưới 180 mg/100 ml, toàn bộ glucose trong dịch lọc sẽ được tái hấp thu. Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose cao hơn, ống lượn gần không thể hấp thu hết, dẫn đến sự xuất hiện của glucose trong nước tiểu, đặc trưng cho tình trạng đái tháo đường. Đồng thời, khoảng 65% nước và 65% kali trong dịch lọc cũng được tái hấp thu tại đây.
Quai Henle tiếp tục quá trình tái hấp thu nước và các chất khác. Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ chất hòa tan trong dịch lọc, giúp điều chỉnh lượng nước tiểu theo yêu cầu của cơ thể.
Tại ống lượn xa, dịch lọc còn khoảng 10% natri. Ở đây, natri tiếp tục được tái hấp thu với sự hỗ trợ của hormon aldosteron, một hormone do vỏ thượng thận tiết ra. Quá trình tái hấp thu nước tại ống lượn xa cũng rất quan trọng, với khoảng 18 lít nước được tái hấp thu mỗi 24 giờ, trong khi khoảng 18 lít nước còn lại tiếp tục đi vào ống góp.
Các chất như clorua cũng được tái hấp thu tại đây. Bên cạnh tái hấp thu, quá trình bài tiết cũng diễn ra tại ống lượn xa, loại bỏ các chất như kali, các gốc acid H+ và amoniac.
Tại ống góp, quá trình tái hấp thu và bài tiết tiếp tục với một chức năng quan trọng là tái hấp thu nước, được điều chỉnh bởi hormon chống lợi niệu (ADH). Hormon này giúp điều chỉnh lượng nước tiểu bằng cách làm tăng tính thấm của ống góp đối với nước, cho phép nước được tái hấp thu trở lại vào máu.
Cuối cùng, lượng nước được tái hấp thu qua quá trình lọc rất lớn, khoảng 16.5 lít, nước tiểu được cô đặc còn khoảng 1.5 lít sẽ được đổ vào bể thận, sau đó theo niệu quản xuống bàng quang, được bài tiết ra ngoài.
Thành phần của nước tiểu chính thức bao gồm nước, các chất cặn bã như acid uric, creatinine, ure, các sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc và các ion điện giải như K+ và H+. Quá trình tái hấp thu và bài tiết tại ống thận không chỉ giúp duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể mà còn loại bỏ các chất thải và duy trì sự ổn định của môi trường nội môi.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về câu hỏi rằng thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là gì. Mong bạn đọc đã có được thông tin hữu ích về quy trình này cũng như thành phần nước tiểu cuối cùng đưa khỏi cơ thể.
Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là gì?
Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là từ cầu thận tạo ra nước tiểu ban đầu. Sau đó, nước tiểu ban đầu sẽ được dẫn qua hệ thống ống thận bao gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa và ống góp. Lúc này sẽ tạo là nước tiểu với thành phần là chất cặn bã và nước thải bỏ khỏi cơ thể. Nhiều ống góp tập trung đổ vào bể thận, dẫn qua niệu quản, đổ vào bàng quang, qua niệu đạo bài xuất ra khỏi cơ thể. Quá trình này cụ thể như sau:
Quá trình lọc nước tiểu tại cầu thận
Thứ tự đúng của quá trình thải nước tiểu là giúp duy trì chức năng thận, giúp loại bỏ các chất thải và điều hòa cân bằng nước, điện giải trong cơ thể. Cầu thận nơi quá trình lọc máu diễn ra, đóng vai trò trung tâm trong cơ chế này.
Cầu thận bao gồm một mạng lưới mao mạch xếp song song, được bao quanh bởi bao Bowman. Dịch lọc từ huyết tương (máu) đi vào bao Bowman được gọi là dịch lọc cầu thận. Cấu trúc của cầu thận cho phép quá trình lọc diễn ra hiệu quả nhờ vào màng lọc cầu thận, bao gồm ba lớp chính:
Màng lọc cầu thận có tính chọn lọc cao đối với các phân tử mà nó cho qua, phụ thuộc vào kích thước và lực tích điện của các phân tử. Dịch lọc cầu thận có thành phần gần giống với huyết tương của máu nhưng không chứa huyết cầu (tế bào máu), lượng protein trong dịch lọc rất thấp chỉ bằng khoảng 1/200 của huyết tương.
Quá trình lọc nước tiểu phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa các áp suất bên trong mao mạch cầu thận và bao Bowman. Các áp suất quan trọng trong quá trình này bao gồm:
Áp suất lọc hữu hiệu (PL) được tính bằng công thức: PL = PH (PK +PB)
Thông thường, áp suất lọc hữu hiệu khoảng 10mmHg. Quá trình lọc chỉ xảy ra khi áp suất lọc hữu hiệu (PL) lớn hơn 0, nghĩa là khi:
Mỗi phút, thận có khả năng lọc hơn 1 lít máu. Sau một giờ, khoảng 60 lít máu có thể được lọc, tạo ra 7.5 lít dịch lọc. Với lượng 5 lít máu trong cơ thể, sau 24 giờ, máu có thể chảy qua thận khoảng 288 lần, nghĩa là cứ 5 phút thì một lần. Quá trình lọc diễn ra liên tục và liên kết chặt chẽ với các chức năng khác của thận trong việc điều hòa nước và điện giải cũng như loại bỏ chất thải.