Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương.
Đổi mới quản lý lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng và là lễ hội dài nhất trong năm ở khu vực miền Bắc. Trong những năm qua, để thu hút du khách, UBND huyện Mỹ Đức, Ban Quản lý (BQL) Di tích và thắng cảnh đã đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, phát huy, bảo tồn, khai thác giá trị di tích, cảnh quan, dịch vụ… Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2024, lượng khách về tham quan thắng cảnh: 915.762 lượt khách.
Năm 2024, công tác đổi mới quản lý lễ hội tiếp tục được UBND huyện Mỹ Đức, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn chú trọng, đầu tư.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn, những người làm công tác quản lý lễ hội chùa Hương được "nhàn hơn" bởi mọi quy định đã đi vào nề nếp, đặc biệt là việc vận chuyển khách trên suối Yến. Đò vận chuyển trong lễ hội chùa Hương năm 2024 do HTX Dịch vụ du lịch chùa Hương quản lý thay vì chủ đò tự đón khách như những năm trước.
Du khách trẩy hội chùa Hương. Ảnh: VGP/Minh Anh
"Trước đây, 4.000 lái đò cứ đi mời chào từ ngoài đường, gây ra mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến mỹ quan, thiếu văn minh. Năm nay, các lái đò được sắp xếp lần lượt, ngày nào đông, có lái đò được vận chuyển 2 lượt/ngày. Điều này đảm bảo tính công bằng cho tất cả mọi người khi tham gia vào HTX. Trên đò, chúng tôi yêu cầu các lái đò tuân thủ quy định về trang phục màu cam nên dễ dàng nhận diện và tạo nên sự đồng bộ, dễ kiểm soát", ông Nguyễn Bá Hiển nhấn mạnh.
Tiếp đó, khách vào được hướng dẫn gửi xe vào bến bãi rồi từ đây, đi xe điện xuống các bến đò. Tại các bến đò, Ban Quản lý bố trí 10 trạm kiểm soát vé, nhờ lắp đặt quét mã QR, ứng dụng công nghệ nên không chỉ du khách xếp hàng trật tự mà còn rất minh bạch, tránh thất thoát.
Bên cạnh đó, BQL cũng quy định thời gian vận chuyển khách từ thứ Hai đến thứ Sáu là 5h-20h; thứ Bảy và Chủ nhật 4h-20h; đồng thời niêm yết công khai giá dịch vụ đò hai chiều năm nay tăng. Cụ thể, đi tuyến Hương Tích: 85.000 đồng/người (tăng 35.000 đồng), tuyến Long Vân - Tuyết Sơn: 65.000 đồng (tăng 30.000 đồng); giá vé thắng cảnh là 120.000 đồng/người/lượt.
Nói thêm về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường suốt mùa lễ hội, ông Hiển cho hay, từ năm 2023, BQL Di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã chuyển toàn bộ rác từ trong khu vực trong ra ngoài, không để lưu giữ rác ở phía trong đền, chùa, suối Yến.
Ngày nào đông du khách thì có chừng 4 chuyến thuyền vận chuyển rác thải ra ngoài để đảm bảo môi trường, cảnh quan sạch đẹp.
Cũng theo chia sẻ của ông Hiển, dù còn nhiều khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực, song huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn vẫn duy trì chủ trương chú trọng công tác quản lý, để mang đến những trải nghiệm thoải mái, lý thú cho khách thập phương khi tham quan quần thể Hương Sơn.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là Khu du lịch cấp Thành phố.
Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương) có hệ thống núi non, có rừng Hương Sơn 3 tầng thực vật, có suối Yến trong xanh. Quần thể Hương Sơn được xây dựng từ đời Lê Thánh Tông (1442 - 1497), sau nhiều lần được tu bổ, sửa chữa, đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử, danh thắng và đã góp phần làm nên nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của đạo Phật Việt Nam.
Kinh nghiệm đi chùa Hương mà Sông Hồng Tourist đã trải nghiệm và rút ra để giúp các bạn có thể thuận tiện và trải nghiệm địa danh này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm đi chùa Hương để các bạn chuẩn bị hành trình trước khi đi du lịch chùa Hương được tốt hơn.
Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là một trong những điểm đến tâm linh hấp dẫn, nhất là dịp đầu xuân năm sớm. Đi chùa Hương không chỉ là đi lễ cầu an mà còn được ngắm vãn cảnh non nước hữu tình, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên núi non trùng điệp
Thời gian lý tưởng khám phá tour du lịch chùa Hương thường là 1 ngày.
Ngoài thông tin cơ bản trên thì trước khi đi bạn cần chuẩn bị đồ đạc như sau:
Nhiều người thắc mắc là đi chùa Hương cầu gì. Thì nhiều người thường đồn thổi đi chùa Hương cầu con. Rất nhiều ngời tới đây cầu con và được như ý, cầu con tại lầu cô lầu cậu chỉ cần thành tâm là được chứ không cần sắm lễ cầu kỳ.
Nếu muốn cầu con gái thì cầu tại lầu cô, nếu muốn cầu con trai thì cầu tại lầu cậu.
Khi đến cửa Phật nên cầu Phật che chở, bảo vệ bình an. Phật không phù hộ và đường công danh và tài lộc nên bạn có cầu cũng không linh nghiệm. Khi đến đình và đền thì bạn nên cầu về đường công danh và sự nghiệp.
Cách hành lễ khi đi chùa Hương: Đầu tiên thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước. Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang tiếp đến đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
* Chú ý: Khi vào chùa nên vào cửa phải và ra bằng cửa trái tránh đi ra vào cửa giữa.
Các điểm tham quan ở chùa Hương
Dưới đây là tổng hợp các điểm và lộ trình tham quan chùa Hương mà bạn có thể tham khảo:
Ở chùa Hương có rất nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống với giá cả bình dân. Tuy nhiên bạn nên tham khảo và hỏi giá trước để tránh tình trạng chặt chém. Giá mỗi xuất ăn tại chùa hương giao động 80.000đ - 150.000đ/người
Dọc chùa Hương có rất nhiều mặt hàng được bày bán, nhưng đa số khách đi du lịch chùa Hương thường mua đặc sản chùa Hương làm quà như: Chè lam, bánh củ mài ngũ cốc, mơ, chè củ mài, bánh củ mài, rau sắng.
Ngoài những kinh nghiệm mình chia sẻ ở trên các bạn cũng cần chú ý bảo quản đồ đạc của mình tránh kẻ gian cướp giật. Ăn nói nhỏ nhẹ không cười đùa to quá vì đây nơi chùa triền linh thiêng nên các bạn cần phép lịch sự. Chúc bạn có chuyến du lịch vui vẻ và bình an!
Trên đây là thông tin về kinh nghiệm đi Chùa Hương mà Sông Hồng Tourist đã trải qua và tổng hợp lại cho các bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã có đủ thông tin cần thiết để có chuyến du lịch chùa Hương tuyệt vời nhất. Ngoài ra, hiện chúng tôi cũng có các tour du lịch Chùa Hương trọn gói, nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Đi chùa Hương thì nên chuẩn bị lễ gì?
Khi đi chùa Hương thì các bạn cũng lưu ý một số lễ có thể chuẩn bị như:
Chú ý: Không sắm vàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật. Tiền thật không nên đặt ở ban chính điện nên cho vào hòm công đức.
Từ những kinh nghiệm đi chùa Hương mà Sông Hồng đã trải qua thì chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đường đi chùa Hương thuận tiện nhât.
Có nhiều đường đi đến chùa Hương. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn đường đi chùa Hương từ Hà Nội. Bạn có thể đi xe máy hoặc xe ô tô, xe bus.
Đi chùa Hương bằng xe bus các tuyến xe bus đi Chùa Hương: xe bus 211, xe bus 215, xe bus 78, xe bus 75
Xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa - điểm đến Tế Tiêu (20 - 30p/chuyến); Giá 25.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h
Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình - Điểm đến Tế Tiêu (20 - 30p/chuyến); Giá 20.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-18h
Xe xuất phát tại bến xe Mỹ Đình - Tế Tiêu(20-30p/chuyến); Giá 12.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h
Bến xe Giáp Bát - BX Hương Sơn (20-30p/chuyến); Giá 12.000vnđ/vé. Thời gian hoạt động: 5h-17h
Đi theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái là đến chùa Hương.
Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân- Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao thông Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương Hà Nội bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Đi chùa Hương vào dịp lễ hội bạn sẽ được khám phá nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.
Sau đây Sông Hồng Tourist sẽ chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm đi chùa Hương về đò, giá vé, các điểm thăm quan, đi chùa hương ăn uống gì,... Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn khi trải nghiệm du lịch tại địa điểm này.
Bạn nên mua vé đò ở cổng hội hoặc mua vé đò ở khu vực suối Yên. Tránh mua vé của những cò đò bám theo ở khu vực chùa vì dễ bị chặt chém giá cao. Khi mua vé bạn nên thoải thuận giá tiền và số người tối đa ngồi trên đò tránh tình trạng nhồi nhét chen lấn khi đi đò.