Giáo Viên Đánh Học Sinh Thì Xử Lý Như Thế Nào

Giáo Viên Đánh Học Sinh Thì Xử Lý Như Thế Nào

Hành vi đánh nhau của học sinh được hiểu như thế nào? Hành vi đánh nhau gây ra những hậu quả gì? Giáo viên và nhà trường nên xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh đánh nhau? Phụ huynh nên xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh đánh nhau? Làm sao để hạn chế tình trạng đánh nhau ở học sinh?

Phụ huynh nên xử lý như thế nào trong trường hợp học sinh đánh nhau?

Sự việc xảy ra gần đây trên mạng xã hội có lẽ để lại cho chúng ta rất nhiều điều đáng suy ngẫm về cách hành xử của phụ huynh khi con trẻ bị bạn cùng lớp đánh. Vụ việc diễn ra tại một trường quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đứng trước một vụ bạo lực học đường, thực tế cho thấy phụ huynh thường có hai cách ứng xử hoàn toàn trái ngược nhau là im lặng hoặc chống trả.

Trong trường hợp này, nếu phụ huynh ngại phiền phức hoặc không muốn làm lớn chuyện khi con bị bắt nạt nên bảo con phải nhẫn nhịn thì theo các chuyên gia tâm lý, việc một đứa trẻ im lặng hoặc rút lui khi bị đánh hoặc giành đồ chơi, sẽ vô tình khuyến khích hành vi bạo lực và giành giật của đối phương.

Câu hỏi đặt ra là “cha mẹ có nên xui con đánh lại bạn không?”

Theo quan điểm chia sẻ của TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng thì thay vì hành hung hay xui con hành hung lại học sinh đã đánh con mình nên làm việc với nhà trường nơi con đang theo học để xử lý vụ việc. Từ đó, phụ huynh sẽ tìm hiểu và nắm rõ quy trình xử lý các vụ việc bắt nạt học đường từ phía nhà trường để có tâm thế chủ động xử lý nếu vụ việc xảy ra.

Phụ huynh phải hiểu rằng các con ở độ tuổi đang lớn thì không tránh khỏi khi nhận thức không đúng và sẽ có chuyện xô xát có thể dẫn đến bạo lực học đường. Cho nên vấn đề này không phải chỉ trách nhiệm của nhà trường mà còn cả phụ huynh. Phụ huynh khi nghe thấy con có vấn đề mâu thuẫn với bạn là phải báo với nhà trường để có biện pháp giáo dục và cảnh giác.

Phụ huynh phải giáo dục con mình, chuyện xảy ra mâu thuẫn là chuyện xảy ra bình thường trong cuộc sống. Nhưng cách giải quyết vấn đề bạo lực học đường phải có văn hóa và tôn trọng pháp luật. Thể hiện mình có ứng xử đẹp, con người văn minh và hiểu pháp luật.

Khi xảy ra các vấn đề, phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ, an ủi và lên tinh thần cho trẻ để tránh trường hợp trẻ bị trầm cảm.

Học sinh đánh nhau ngoài trường có bị kỷ luật không?

Hành đồng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề của các em ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường thể hiện tư tưởng; đạo đức trong cuộc sống đã phần nào sai lệch. Đối với học sinh, đây là hành vi diễn ra khá phổ biến do tính cách của các em còn nhiều non trẻ và cái tôi mạnh mẽ, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Học sinh ở đây được hiểu là người được tham gia giáo dục ở các trường học, nên khi học sinh đánh nhau ở trong phạm vi trường học hay ngoài phạm vi trường học thì đều được coi là hành vi đánh nhau của học sinh.

Cụ thể, Thông tư 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông quy định:

Căn cứ quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm, học sinh đánh nhau ngoài nhà trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách hoặc đuổi học.Ngoài ra, trường hợp học sinh gây gổ đánh nhau nghiêm trọng đến mức gây thương tích nặng, không chỉ bị nhà trường kỷ luật mà học sinh còn có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Đánh nhau là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể người khác. Hành vi ấy có thể gây thương tích hoặc không tùy thuộc vào mức độ, tính chất khác nhau. Hành vi đánh nhau diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh tại các trường học. Hành vi đánh nhau là một trong các hành vi bị cấm đối với học sinh kể cả trong trường học và ngoài phạm vi trường học. Và đương nhiên, nếu vi phạm, học sinh sẽ bị kỷ luật, thậm chí chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự nếu cần thiết.

Căn cứ Điều 13, Khoản 3 Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:

*Người từ đủ 18 trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

*Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình;

Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

– Ngoài phạm vi trường học: Gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại;

Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật dân sự 2015.

+ Trường học chứng minh không có lỗi trong quản lý: Cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

+ Trường học không chứng minh được không có lỗi trong quản lý: Người chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Như vậy, theo quy định trên thì không phải lúc nào học sinh đánh nhau trách nhiệm cũng thuộc về nhà trường.

Vấn đề “Học sinh đánh nhau xử phạt như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.Ngoài ra căn cứ điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này.

Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng….Như vậy, học sinh đánh nhau dù là trong nhà trường hay ngoài nơi công cộng đều là hành vi nghiêm cấm.

Mới đây, trên một số trang đưa thông tin đại chúng xuất hiện thông tin về vụ việc một thầy giáo có hành vi nhắn tin quấy rối một nữ sinh trong thời gian học tập tại nhà trường. Vậy giáo viên có hành vi quấy rối học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Trao đổi với Báo Công lý, Công ty Luật TNHH TVTN DFC có quan điểm như sau:

Hành vi quấy rối có thể được hiểu là một hành động mang tính cố ý nhằm thỏa mãn mục đích trái đạo đức, trái pháp luật cho đối tượng thực hiện hành vi nhưng lại gây cảm giác trái ý muốn cho đối tượng chịu ảnh hưởng. Việc giáo viên quấy rối học sinh bằng bất kỳ hình thức và nhằm bất kỳ mục đích trái pháp luật, trái đạo đức nào cũng có thể mang lại cảm giác tiêu cực cho học sinh. Đây là một hành vi xấu và đáng bị lên án, cần thiết phải xử lý bằng các hình thức phù hợp theo quy định.

Học sinh bị giáo viên quấy rối cần làm gì?

Khi một giáo viên có hành động tiếp xúc với học sinh mang tính vượt trên mức tình cảm thầy trò bình thường đến mức được coi là hành vi quấy rối như đã nêu ở trên với nhiều hình thức khác nhau như qua tin nhắn, quá trình trực tiếp nói chuyện ... Tuy nhiên, với việc nhận thức của nhiều học sinh chưa đầy đủ, thường mang tâm lý e sợ khi nhắc lại chuyện này hoặc bị đe dọa dẫn đến việc tường thuật vụ việc trở lên khó khăn.

Khi học sinh bị giáo viên quấy rối thì có thể xem xét và áp dụng một hoặc một số phương thức giải quyết như sau:

Học sinh tiến hành thủ tục khiếu nại bằng cách lập tức liên hệ với giáo viên chủ nhiệm của mình hoặc Ban Giám hiệu nhà trường. Người tiếp nhận được khiếu nại phải báo cáo khiếu nại đó theo đúng quy định hành chính. Người có thẩm quyền giải quyết khi đã xác nhận rằng hiện tượng quấy rối đã xảy ra thì cần phải lập tức thực hiện hành động thích hợp để chấm dứt hiện tượng quấy rối và giải quyết những ảnh hưởng của nó đối với nạn nhân.

Trường hợp học sinh nhận thấy vụ việc khó có thể trao đổi và đưa ra phương án giải quyết với Nhà trường thì có thể lựa chọn cách thức trao đổi với bậc phụ huynh của mình. Theo đó, bậc phụ huynh sau khi đã có đủ cơ sở xác định con của mình đang bị quấy rối bởi giáo viên có thể đưa vụ việc thông báo lại cho Nhà trường để đưa hướng xử lý phù hợp.

Hành vi quấy rối học sinh sẽ xử lý về mặt pháp luật như thế nào?

Trường hợp giáo viên có hành vi quấy rối học sinh bên cạnh áp dụng các hình thức xử lý kiểm điểm trong ngành, bị xư lý kỉ luật nếu là Đảng viên thì còn có thể xử lý về mặt pháp luật.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi mà người thực hiện hành vi có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Về xử lý vi phạm hành chính: Nếu giáo viên có hành vi quấy rối (bằng lời nói hoặc hành động) mang tính xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, (1) áp dụng Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người: “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” có thể bị Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng hoặc (2) áp dụng điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ – CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, việc: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Trường hợp nếu hành vi quấy rối của giáo viên mang đủ các yếu tố cầu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thì sẽ có thể bị xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội làm nhục người khác với khung hình phạt dành cho người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm...