Giải Cánh Diều Vàng Là Gì

Giải Cánh Diều Vàng Là Gì

Tối 9/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa, Hội Điện ảnh Việt Nam và Công ty Cổ phần Vega City thuộc tập đoàn khu du lịch Holdings đồng phối hợp tổ chức lễ trao thưởng giải Cánh diều vàng 2023 cho các tác phẩm, nghệ sĩ, người làm phim xuất sắc với chủ đề "Ngân hà rực rỡ".Đồng chí Nguyễn Khắc Định – Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ trao giải.

VHO - UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp Hội điện Việt Nam và Công ty Cổ phần Vega City (thuộc tập đoàn KDI Holdings) sẽ tổ chức Lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2024 tại Nhà hát Đó, TP Nha Trang) vào ngày 10.09.204.

Cánh Diều Vàng là giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam nhằm vinh danh các tác giả, nghệ sĩ, nhà làm phim và tác phẩm xuất sắc thuộc các thể loại phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình, phim ngắn và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.

Theo Ban tổ chức, mùa giải 2024 đón nhận 163 tác phẩm tranh giải, với 18 phim điện ảnh, 18 phim truyền hình, 41 phim tài liệu, 18 phim khoa học, 14 phim hoạt hình, 50 phim ngắn và 4 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình.

Điểm mới đáng chú ý trong mùa giải 2024 là có thêm hạng mục Nam/Nữ diễn viên phim điện ảnh được yêu thích nhất, Nam/Nữ diễn viên phim truyền hình được yêu thích nhất do khán giả bình chọn trên TikTok.

Giải thưởng vừa là cuộc đua của những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc vừa là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng để nâng tầm vị thế của nền điện ảnh nước nhà.

Từ việc nâng cao chất lượng các tác phẩm dự thi, chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức, đến việc tăng cường tương tác với công chúng, doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, quảng bá…

Cánh diều vàng 2024 đang hướng đến một lễ hội điện ảnh - du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, qua đó tạo bệ phóng đưa Nha Trang (Khánh Hòa) vươn mình đưa Nha Trang trở thành thành phố điện ảnh đầu tiên tại Việt Nam, hướng tới phát triển như: Cannes, Berlin, Venice, Busan, Thượng Hải, Tokyo…

Trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2024, ngày 3-9.8, có Chương trình phim điện ảnh giới thiệu gần các tác phẩm dự Cánh diều 2024 phục vụ khán giả tại các cụm rạp Lotte Cinema Nha Trang Trần Phú, Lotte Cinema Nha Trang, Thái Nguyên và Beta Cineplex Nha Trang.

Hội thảo “Điện ảnh Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: 50 năm- một chặng đường’’ từ 09 giờ ngày 10.9, sẽ là không gian đậm chất học thuật với những tham luận được các nhà làm phim, chuyên gia về điện ảnh dầy công nghiên cứu, chuẩn bị cùng những trao đổi, thảo luận cởi mở để nêu bật những thành tựu, những giá trị căn cốt của Điện ảnh Việt Nam 50 năm qua.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng tập trung làm rõ những tồn tại, hạn chế của Điện ảnh Việt Nam và đề xuất các giải pháp để công nghiệp điện ảnh - một ngành kinh tế văn hóa mũi nhọn, có sự phát triển đột phá trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa.

Đặc biệt, trong khuôn viên Quảng trường Nhà hát Đó – Libera Nha Trang có Bức tường danh vọng là công trình duy nhất tại Việt Nam vinh danh những tác phẩm, cá nhân giành giải thưởng Cánh Diều Vàng 20 năm qua (2003 - 2022) với 433 ngôi sao là 107 tác phẩm, 297 cá nhân tác giả, nghệ sĩ, người làm phim xuất sắc và 29 nhà điện ảnh gạo cội đã có cống hiến đặc biệt xuất sắc cho nền Điện ảnh Việt Nam.

Bước vào mùa giải thưởng 2024, Bức tường danh vọng đã được gắn thêm 33 ngôi sao là những Cánh Diều Vàng của năm 2023 và đang chờ đợi để được nối dài thêm bằng những tác phẩm, tác giả xuất sắc nhất của Cánh diều 2024 đang đến rất gần.

Vào sáng ngày 10.09, sẽ có đông đảo nghệ sĩ sẽ cùng tham gia hoạt động thiện nguyện trao quà tại Làng trẻ SOS Nha Trang và Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa, qua đó lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp đến cộng đồng. Hoạt động có sự đồng hành tài trợ từ thương hiệu Ponnie và Heo Cao Bồi.

Chương trình thảm đỏ và Lễ công bố trao giải Cánh Diều Vàng sẽ diễn ra từ 17 giờ ngày 10.9 tại quảng trường Nhà hát Đó (Libera Nha Trang). Với concept mới lạ “Đam mê tỏa sáng”, lễ trao giải năm nay sẽ có sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, nghệ sĩ, diễn viên trong nước và quốc tế đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Azerbaijan…

Nhưng nói như nhà phê bình, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, chất lượng giải thưởng phụ thuộc vào chất lượng phim. Dù chúng ta cố gắn cho nó bao nhiêu nhãn mác mà không có phim hay thì giải thưởng cũng không thể  uy tín lên được. Bao giờ diều bay cao vẫn là câu hỏi lớn của điện ảnh Việt.

Kỳ vọng về một festival điện ảnh

Giải thưởng “Cánh diều vàng” năm nay được đầu tư kỹ lưỡng về phần lễ hội, với những hoạt động diễn ra trong một thời gian dài từ 1/9/2023. Đánh dấu cột mốc 20 năm, một Bức tường danh vọng - công trình vinh danh những tác phẩm, cá nhân dành giải thưởng Cánh diều 20 năm qua và tôn vinh trọn đời những nhân vật đã có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp điện ảnh Việt Nam đã được dựng lên tại quảng trường Nhà hát Đó Nha Trang. Bức tường có 433 ngôi sao, đại diện cho 107 tác phẩm tiêu biểu, 297 cá nhân xuất sắc và tác giả, nghệ sĩ, người làm phim và 29 nhà điện ảnh gạo cội. Cánh diều 2023 đươc coi là festival điện ảnh, quy tụ gần 1.000 đại biểu, nghệ sĩ, nhà làm phim, bên cạnh các nghệ sĩ gạo cội như NSND Trà Giang, NSND Đào Bá Sơn, NSND Kim Xuân, còn có nhiều gương mặt trẻ như Thanh Sơn - Khả Ngân, Thanh Duy... Đây cũng là lúc công chúng hồi tưởng lại một thời kỳ rực rỡ của nền điện ảnh nước nhà và cầu mong một sự thay đổi cho điện ảnh Việt trong thời gian tới.

Dù được tổ chức lộng lẫy, hoành tráng với sự quan tâm của giới nghề nghiệp, các chuyên gia, thì điều cốt lõi mà công chúng và những người yêu điện ảnh kỳ vọng, đó chính là chất lượng của những bộ phim, đặc biệt là phim truyện điện ảnh - thước đo đánh giá sự chuyển mình của ngành điện ảnh Việt Nam. 16 phim truyện điện ảnh tham gia “Cánh diều vàng” năm nay có "Hoa nhài" "Em và Trịnh", "Tro tàn rực rỡ", "Memento Mori: Đất", "Nhà bà nữ", "Mười: Lời nguyền trở lại", "Tiểu đội hoa hồng", "Phơi sáng", "9", "Vong nhi", "Cô gái từ quá khứ", "Con Nhót mót chồng", "Chị chị, em em", "Siêu lừa gặp siêu lầy", "Hạnh phúc máu", "Biệt đội rất ổn". Trong đó, chiếm số đông vẫn là phim tư nhân (14/16 phim). Hai phim được Nhà nước đầu tư là "Tiểu đội hoa hồng" do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất năm 2022; phim "Phơi sáng" được Cục Điện ảnh đặt hàng Hãng phim Giải phóng sản xuất vừa hoàn thành đầu tháng 8.

Năm qua, phim Việt đã có những bứt phá ngoạn mục về doanh thu. Ngoài các phim "Hoa nhài", "Tiểu đội hoa hồng", "Phơi sáng" và "9" chưa bán vé, doanh thu các bộ phim đã công chiếu (theo trang box office), có ba tác phẩm vượt con số trăm tỷ đồng là "Nhà bà Nữ": hơn 450 tỷ; "Chị chị em em 2" và "Siêu lừa gặp siêu lầy" cùng hơn 120 tỷ. Các phim trên 70 tỷ đồng có "Em và Trịnh": hơn 97 tỷ; "Con Nhót mót chồng": hơn 75 tỷ; "Cô gái từ quá khứ": hơn 50 tỷ đồng. Còn lại các phim dưới 25 tỷ đồng ("Vong nhi", "Mười: Lời nguyền trở lại"); thậm chí có phim chỉ được vài tỷ đồng như "Tro tàn rực rỡ" (khoảng 4 tỷ) và vài trăm triệu như "Memento Mori: Đất" (hơn 260 triệu đồng).

Nhưng chúng ta không thể đặt tiêu chí doanh thu để đánh giá chất lượng của một bộ phim. Mỗi giải thưởng nên/ cần có những tiêu chí riêng của mình, đặc biệt với một giải thưởng chú trọng về nghề nghiệp như "Cánh diều vàng". Bởi thực tế, có những phim được đầu tư kỹ lưỡng, dành nhiều giải thưởng tại các Liên hoan phim Quốc tế nhưng ra rạp lại không được nhiều khán giả đón nhận, như "Tro tàn rực rỡ"... một bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Dù không mang lại doanh thu cao nhưng rõ  ràng, "Tro tàn rực rỡ" là một điểm sáng của điện ảnh Việt trong thời gian qua, khi trong một thời gian dài, chúng ta thiếu vắng những bộ phim nghệ thuật, chất lượng cao bên cạnh sự bùng nổ về doanh thu của các phim giải trí. Một thị trường điện ảnh khỏe mạnh không thể chỉ nhìn vào doanh thu, mà cần sự phát triển cân bằng của các dòng phim.

Trở lại với giải thưởng "Cánh diều vàng", nhìn lại lịch sử 20 năm qua, giải thưởng này đã từng tôn vinh những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn cho điện ảnh Việt Nam như "Người đàn bà mộng du" (2003); "Thời xa vắng" (không có giải Vàng 2004); "Mùa len trâu", "Chuyện của Pao" (2005); "Sống trong sợ hãi" (Giải Báo chí phê bình 2005); "Hà Nội Hà Nội", "Áo lụa Hà Đông" (2006); "Đừng đốt" (2009); "Long thành cầm giả ca", "Cánh đồng bất tận" (2010); "Mùi cỏ cháy" (2011)… Những bộ phim này có thể không đạt doanh thu cao nhưng rõ ràng, đó là những bộ phim chất lượng, có những thông điệp mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Từ năm 2011, những bộ phim được tôn vinh lại  thường có doanh thu cao ở phòng vé. Ví như "Long ruồi" (2011); "Thần tượng" (2013); "Trúng số", "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" (2015); "Sài Gòn, anh yêu em", "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" (2016); "Cô ba Sài Gòn", "Cô gái đến từ hôm qua" (2017); "Chàng vợ của em" (2018); "Hai Phượng" (2019); "Bố già" (2020)...

Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn, năm nay trong số những bộ phim tham gia tranh giải, có những phim tốt như "Tro tàn rực rỡ" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Anh cho rằng, nếu áp dụng tiêu chuẩn khắt khe với một giải thưởng mang tính chuyên môn như Cánh diều thì những năm gần đây không có phim nào xứng đáng trao giải. Thế nhưng chúng ta vẫn trao, thậm chí năm nào cũng có giải vàng. Rõ ràng, thời gian qua phim giải trí về tay nghề chuyên môn lại vượt trội, doanh thu và hiệu ứng khán giả cũng tốt hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ mặc định trao giải vàng.

"Vì sao Cánh diều không dũng cảm để trống những hạng mục giải quan trọng để chúng ta nhìn rõ hơn, thực chất hơn chất lượng của một nền điện ảnh đang manh mún và rời rạc. Việt Nam không làm phim hay thì giải thưởng cũng không thể có uy tín. Nên cuối cùng vẫn là vấn đề của phim Việt hiện nay, đến bao giờ mới cất cánh được", đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, phim kiểu gì không quan trọng, quan trọng là người làm phim có năng lực. "Ở ngành phim Việt Nam người có năng lực rất hiếm và cơ hội để phát huy cũng gần như không có vì văn hóa chung là dựa nhiều vào quan hệ hơn năng lực để làm phim. Thế nên, phim giải trí, phim nhà nước, phim độc lập, phim nghệ thuật hay là phim gì đi nữa, nhưng nếu cơ hội làm phim do quan hệ chứ không phải do năng lực thì chúng ta vẫn không có nhiều hy vọng. Năm sau, thị trường rạp chiếu có chiều hướng suy giảm  thêm nữa về sức mua. Chắc chỉ có phép màu kỳ diệu mới có thể thay đổi được tình hình và chúng ta mới có những bộ phim hay".

Đạo diễn Lương Đình Dũng cũng cho rằng, điện ảnh Việt thay vì chờ đào tạo đội ngũ làm phim chất lượng, nên đưa những ekip tốt về Việt Nam làm phim. Chúng ta cũng cần mở rộng các hợp tác quốc tế, để thu hút nhân tài về Việt Nam, tạo nên một không khí làm phim mới. Sự thành công của đạo diễn Trần Anh Hùng ở nước ngoài, hay mới đây, đạo diễn trẻ Phạm Thiên Ân (đạo diễn phim "Bên trong tổ kén vàng") đã minh chứng rằng, chúng ta có những tài năng. Điều quan trọng là chúng ta có thu hút được nhân tài hay không.

"Một vài bộ phim Việt bùng nổ ở nước ngoài không thể mang đầy đủ những câu chuyện đặc sắc của Việt Nam đến với thế giới. Mỗi quốc gia hằng năm sản suất rất nhiều phim phát hành ra nước ngoài. Để tránh bị lẫn trong dòng chảy đó, chúng ta cần khuyến khích tài năng về Việt Nam, cùng lúc thực hiện nhiều dự án. Điều đó giúp kích hoạt đời sống điện ảnh trong nước và đó cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng của phim Việt. Chỉ khi chất lượng phim Việt được nâng cao, dù phim nghệ thuật hay phim giải trí thì Cánh diều của chúng ta mới có cơ hội bay cao và bay xa. Điều này chắc phải kiên nhẫn chờ đợi trong tương lai", đạo diễn Lương Đình Dũng nói.