Hộp Đồng Hồ Du Lịch

Hộp Đồng Hồ Du Lịch

Hồ Đồng Chương nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 30km về phía Tây Bắc, Hồ thuộc địa phần giữa xã 2 Phú Lộc và Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên với khung cảnh hoang sơ và tĩnh lặng. Hồ nằm uốn lượn, xung quanh là các vạt đồi thông xõa bóng mát tạo nên không gian trong lành và thơ mộng.

Tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người địa phương

Hình thức du lịch này còn đóng góp vào việc tạo thu nhập, việc làm cho người dân bản địa. Từ đó đảm bảo tính cân bằng, phát triển kinh tế bền vững, nhất là ở những địa phương vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.

Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn – Lạng Sơn

Làng du lịch Quỳnh Sơn cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Địa danh này có nhiều hang động trong lòng núi với những thung lũng bằng phẳng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nhưng vô cùng kỳ vĩ. Khi đặt chân đến Quỳnh Sơn, du khách sẽ được sinh hoạt trong những nhà sàn truyền thống cùng đồng bào dân tộc Tày.

Tại đây, du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản qua làn điệu hát Then, múa trầu, đàn Tính cùng các lễ hội truyền thống như lễ xuống đồng, lễ rước Thành Hoàng làng, lễ cầu an,… Ngoài ra, du khách cũng có thể cùng người dân tham gia các hoạt động nông nghiệp như xay thóc, giã gạo,…

Du khách có thể tìm hiểu những nét đẹp văn hóa làng bản tại Quỳnh Sơn

Du lịch nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ

Đây là hình thức du lịch cho phép du khách trải nghiệm, tìm hiểu về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Theo đó, du lịch nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ sẽ bao gồm các hoạt động như tham quan các di tích văn hoá, trung tâm mỹ nghệ, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công hoặc trải nghiệm học làm sản phẩm thủ công.

Tham quan và trải nghiệm loại hình du lịch nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ

Những tác động của du lịch cộng đồng

Mô hình du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng vẫn sẽ tồn tại một số tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư làm ngành du lịch. Cụ thể được phân tích dưới đây:

• Giảm tỷ lệ thất nghiệp khi tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa.

• Phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cung ứng các dịch vụ, bán sản phẩm địa phương để phục vụ du lịch và thu lợi nhuận từ những nguồn lực đó.

• Những vùng du lịch cộng đồng sẽ được ưu tiên về vốn đầu tư, cơ sở vật chất từ cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ.

• Cung cấp thị trường phát triển cho sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ địa phương.

• Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.

• Ngành du lịch – lữ hành là công cụ hiệu quả để phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Du lịch cộng đồng mang lại nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực cho địa phương

• Phá vỡ môi trường tự nhiên, gia tăng ô nhiễm, rác thải và tắc nghẽn giao thông.

• Tăng chi phí sinh hoạt và giá nhà đất tại địa phương.

• Gia tăng tệ nạn xã hội, gia tăng tội phạm về móc túi, cướp giật,…

• Xuống cấp giá trị văn hóa và đánh mất bản sắc cộng đồng.

Kết nối du khách và dân bản địa

Thông qua những hoạt động trải nghiệm thực tế cùng nhau, du khách và người dân địa phương sẽ có sự gắn kết nhiều hơn. Điều này sẽ tạo cho du khách cảm giác gần gũi khi thấu hiểu về văn hoá, con người và cuộc sống tại nơi đó. Đồng thời, người dân cũng sẽ cảm thấy tự hào khi chia sẻ về những khía cạnh trong cuộc sống tại cộng đồng.

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam hiện nay

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cần được khai thác triệt để hơn nữa trong tương lai để phát phát triển du lịch cộng đồng. Với 54 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở nhiều vùng miền đã tạo nên những khu dân cư với những bản sắc, văn hóa đặc trưng và độc đáo.

Chính vì thế, tiềm năng phát triển mô hình du lịch này ở Việt Nam là rất lớn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn sở hữu địa hình 3/4 là đồi núi, phía Đông giáp với biển nên cảnh quan chuyển tiếp từ Bắc chí Nam vô cùng đa dạng. Nếu biết cách khai thác phù hợp, ngành du lịch Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.

Thêm vào đó, dịch bệnh Covid-19 cũng tác động đáng kể vào nhu cầu du lịch của đại đa số du khách. Trong khi nhiều loại hình du lịch có nguy cơ biến mất hậu đại dịch, thì các loại hình khác (mới hoàn toàn hoặc đã có trước đó) như du lịch cộng đồng lại có tiềm năng để phát triển và trở nên phổ biến.

Bởi vì khách du lịch hiện nay thường ưu tiên đi đến những nơi thiên về sự riêng tư cũng như đảm bảo tính an toàn, thì du lịch cộng đồng hoàn toàn thỏa mãn được những yêu cầu này. Đồng thời, họ cũng ưu tiên sử dụng những sản phẩm, dịch vụ du lịch bền vững, không gây tác động lên môi trường sống mà vẫn giữ được nét đẹp văn hóa, truyền thống vốn có tại địa phương. Vì vậy, loại hình du lịch này chắc chắn sẽ lên ngôi trong năm 2024

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng của Việt Nam là rất lớn

Tóm lại, du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch bền vững, gắn kết giữa du khách và người dân địa phương. Không chỉ là một loại hình thư giãn và giải trí, mà mô hình du lịch này còn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc truyền thống tại địa phương. Trong năm 2024, các loại hình thức du lịch cộng đồng hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng được nhiều khách du lịch ưu tiên lựa chọn.

Hy vọng qua nội dung mà Du Lịch Sài Gòn đã đề cập ở trên có thể giúp các có thêm được nhiều kiến thức về lĩnh vực du lịch và lữ hành. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giải đáp một cách chi tiết và hoàn toàn miễn phí nhé!

Ngày 6.6, UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vừa ban hành 8 quyết định xử lý hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty CP Xây dựng - Du lịch Nam Hồ (Công ty du lịch Nam Hồ), chủ đầu tư Khu du lịch (KDL) Nam Hồ tại Tiểu khu 151 (P.11, TP.Đà Lạt); trong đó có 3 quyết định xử phạt 330 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế được duyệt.

Cụ thể, trong 8 quyết định xử lý hành chính đối với Công ty du lịch Nam Hồ (trụ sở tại P.15, Q.10, TP.HCM), có 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng (110 triệu đồng/quyết định) về cùng hành vi xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt tại Tiểu khu 151, P.11, TP.Đà Lạt.

Với 5 quyết quyết định còn lại, do đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền) 2 năm, nên UBND TP.Đà Lạt ban hành quyết định buộc Công ty du lịch Nam Hồ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựng tại địa chỉ trên.

Ngoài phạt tiền, cơ quan chức năng còn yêu cầu chủ đầu tư ngừng thi công công trình, liên hệ cơ quan chức năng lập hồ sơ thủ tục xin phép xây dựng theo quy định. Trường hợp cơ quan thẩm quyền từ chối cấp phép xây dựng, hoặc sau khi được cấp phép phải tháo dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm không phù hợp theo giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế được duyệt.

Có hàng chục biệt thự kiến trúc đẹp trong KDL Nam Hồ

Như Thanh Niên đã phản ánh, trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty du lịch Nam Hồ số tiền 300 triệu đồng vì tự ý chuyển 1,43 ha đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sang mục đích khác (đất phi nông nghiệp) để xây dựng khu du lịch mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép để xây dựng các công trình thuộc Dự án KDL nghỉ dưỡng Nam Hồ tại Tiểu khu 151 (P.1, TP.Đà Lạt). Ngoài xử phạt vi phạm hành chính, tỉnh Lâm Đồng còn buộc Công ty du lịch Nam Hồ phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 3,9 tỉ đồng.