Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Sai Tên Hàng Hóa

Cách Viết Hóa Đơn Điều Chỉnh Sai Tên Hàng Hóa

Các bước điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.

Khi phát hiện hóa đơn viết sai địa chỉ, mã số thuế, tên đơn vị, ngày tháng năm, tên hàng hóa,dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, số tiền bằng chữ... (không làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp và khấu trừ) những đã kê khai thuế, thì phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn ghi sai và viết hóa đơn điều chỉnh.

(Đó là quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

-------------------------------------------------------------------------------------

Ký hiệu:TU/18P                                                          Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Ký hiệu:TU/18P                                                          Liên 1: Lưu                                  Số:  0000589

Điều chỉnh dòng Số tiền viết bằng chữ trên hóa đơn số 0000506, ký hiệu: TU/18P, ngày: 5/6/2018  từ Năm mươi nghìn đồng

thành Năm mươi năm lăm nghìn đồng

---------------------------------------------------------------------------------

Các trường hợp khác như: Hóa đơn viết sai ngày tháng năm, sai tên hàng hóa, sai số lượng hàng hóa, sai đơn vị tính .... Thì các bạn cũng viết hóa đơn điều chỉnh như trên nhé (Chỉ viết những tiêu thức bị sai, những tiêu thức đúng các bạn gạch chéo nhé)

------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, có những trường hợp hóa đơn bị viết sai và phải điều chỉnh. Khi đó, giữa người bán và người mua có thể lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Trong bài viết này, E-invoice sẽ cung cấp mẫu biên bản và quy trình điều chỉnh hóa đơn sai sót.

Điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót.

Cách xử lí đối với hóa đơn viết sai tên hàng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cư vào:

– Khoản 3, Điều 20,Thông tư 39/2014/TT-BTC

– Khoản 7, Điều 3,Thông tư 26/2015/TT-BTC

- Nếu sai tên hàng hóa thì Doanh nghiệp và khách hàng phải lập Biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh.

- Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung đã ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.

+ Hóa đơn điều chỉnh chỉ cần ghi nội dung cần điều chỉnh, các nội dung đã ghi đúng(số lượng, đơn giá, thành tiền,…) không được ghi lại trên hóa đơn điều chỉnh.

+ Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai tên hàng.

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”

- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

- Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

- Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

- Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

d) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: Hoá đơn thiếu chữ “Việt Nam”, liệu có được chấp nhận?

Cách xử lí hóa đơn viết sai trong các trường hợp

- Hóa đơn viết sai chưa xé khỏi cuống:

+ Bước 1: Gạch chéo liên hóa đơn viết sai

+ Bước 2: Lập hóa đơn mới cho đúng

- Hóa đơn viết sai đã xé khỏi cuống

+ Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai

+ Bước 2:  Lập hóa đơn mới cho đúng (Hóa đơn sai và hóa đơn mới phải cùng 1 ngày)

- Nếu đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai:

+ Bước 1: Lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai (Trong biên bản phải nêu rõ được lí do thu hồi)

+ Bước 2: Gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai (Kẹp vào giữa quyển hóa đơn hoặc lưu giữ. Không được kê khai vào hóa đơn đó).

+ Bước 3: Lập hóa đơn mới (Ngày tháng cùng với thời gian lập biên bản thu hồi. sau đó kê khai hóa đơn mới như bình thường).

- Nếu hóa đơn viết sai đã kê khai:

+ Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai (hoặc có thỏa thuận bằng văn bản). Trên biên bản ghi rõ sai sót, kí hiệu, điều chỉnh hóa đơn số. ngày tháng năm...

Lưu ý: Biên bản phải có chữ kí và đóng dấu của 2 bên

+ Bước 2: Bán bán lập hóa đơn điều chỉnh: Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ điều chỉnh nội dung sai. Ngày trên hóa đơn điều chỉnh là ngày hiện tại cùng ngày với biên bản điều chỉnh.

Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua hàng nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Như vậy, nếu hóa đơn viết sai tên công ti, địa chỉ người mua nhưng mã số thuế đúng thì chỉ cần lập Biên bản điều chỉnh.

Mong rằng với những thông tin đã cung cấp ở bài viết trên, người đọc đã có những kiến thức hữu ích về biên bản  điều chỉnh hóa đơn sai tên hàng. Hiện nay, Nhanh.vn đang cung cấp các phần mềm quản lí bán hàng giúp các doanh nghiệp, đại lí cửa hàng có thể dễ dàng quản lí, điều hành hoạt động công ty mình một cách hiệu quả hơn. Doanh nghiệp, cửa hàng quan tâm có thể tham khảo các phần mềm quản lý này trên trang web Nhanh.vn.

Đào tạo/giải đáp miễn phí (qua Zoom)

Những trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn

Việc điều chỉnh hóa đơn là hành vi sửa đổi nội dung hóa đơn đã lập nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác và hợp lý cho giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 78/2019/BTC và Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có một số trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn như sau: (1) Hóa đơn có sai sót về thông tin người mua: - Sai tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác trên hóa đơn. (2) Hóa đơn có sai sót về nội dung: - Sai mã số thuế của người mua hoặc người bán. - Sai số tiền ghi trên hóa đơn. - Sai thuế suất, tiền thuế. - Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng. Trong trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót về nội dung, hai bên mua bán lựa chọn phương án xuất hóa đơn điều chỉnh và thống nhất cần lập biên bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh. Mặc dù biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử không phải là yêu cầu bắt buộc, việc lập và lưu giữ biên bản này được khuyến khích cho cả bên mua và bên bán. Biên bản đóng vai trò bằng chứng, giúp đảm bảo tính chắc chắn và minh bạch cho thủ tục điều chỉnh hóa đơn. >> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.