Để giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật, các y bác sĩ thường áp dụng thủ thuật gây mê. Việc làm này giúp bệnh nhân luôn được giữ ở trạng thái ổn định và giúp cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ sơn. Chính vì thế những chuyên môn liên quan đến gây mê luôn được ưu tiên hàng đầu về chất lượng và liều lượng. Vậy quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Các phương pháp gây mê trong y khoa
Khi gây mê, bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm giác được bản thân mình đang phẫu thuật hay có bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Lúc này vai trò của gây mê chính là làm tê liệt các cơ của người bệnh ngay cả cơ quan hô hấp. Vì thế bệnh nhân luôn cần phải có sự hỗ trợ của máy thở để có thể thực hiện tiếp công việc hô hấp của mình trong khi phẫu thuật.
Hầu hết trong các ca phẫu thuật bệnh nhân đều được áp dụng phương pháp gây mê toàn thân. Không những thế các thủ thuật mà bệnh nhân dùng để duy trì và đảm bảo quá trình gây mê sẽ thường khá đau đớn và kéo dài. Các bác sĩ sẽ xem xét tình hình của bệnh nhân và đưa ra phương pháp gây mê phù hợp:
Quy trình gây mê thực hiện như thế nào?
Quy trình gây mê sẽ được chia thành 4 giai đoạn: Tiền mê, khởi mê, duy trì mê và tỉnh mê. Đối với các y bác sĩ khi thực hiện thủ thuật này cần có tay nghề chuyên môn cao. Và họ phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Khám tiền mê sẽ được bác sĩ thực hiện trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Để đảm bảo về tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, lịch sử bệnh hay bệnh nhân có bất kì dị ứng nào đối với thành phần của thuốc gây mê hay không? Không những thể, bác sĩ sẽ giải thích về các kế hoạch của cuộc phẫu thuật và tư vấn tâm lý cho người bệnh.
Sau khi bác sĩ tiêm một lượng thuốc giảm đau cho bệnh nhân để theo dõi tình hình người bệnh để việc đặt ống nội khí quản sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Lúc này người bệnh sẽ chuyển từ tỉnh sang mê. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ có những thay đổi nhất định vì thế các y bác sĩ cần theo dõi sát sao và tiến hành các phương án dự bị cho bệnh nhân.
Khi bệnh nhân rơi vào trạng thái mê, ca phẫu thuật sẽ sẵn sàng bắt đầu. Lúc này các bác sĩ gây mê có thể xem xét dùng thuốc tĩnh mạch hay các mê hô hấp nhằm duy trì bệnh nhân ở trạng thái hôn mê sâu. Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi kỹ hơn để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý nhanh chóng khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ chuyển dần từ trạng thái mê sang tỉnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện rút ống nội khí quản và theo dõi quá trình bệnh nhân phục hồi sau khi tỉnh mê. Bên cạnh đó các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc người bệnh sau khi tỉnh mê.
Có thể thấy các quy trình gây mê luôn được bác sĩ chuyên môn theo dõi sát sao. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đem lại tác dụng bất ngờ cho người bệnh. Song song đó giúp cuộc phẫu thuật diễn ra thành công hơn.
Xem thêm: Gây tê và gây mê: Nên chọn phương pháp nào?
%PDF-1.5 %µµµµ 1 0 obj <>>> endobj 2 0 obj <> endobj 3 0 obj <>/ExtGState<>/XObject<>/ProcSet[/PDF/Text/ImageB/ImageC/ImageI] >>/MediaBox[ 0 0 540 720] /Contents 4 0 R/Group<>/Tabs/S/StructParents 0>> endobj 4 0 obj <> stream xœÅZYoÛF~ ÿ°�dvö&`°.7i´‰�>}p\_…�ÖN¤?·�ý�ÙåMQ‡Á´ (Š»ËùæÚo†”�]�G‚ .蟡™Ñ‚9)ØÓåxtõj
Bs CKI Dương Văn Truyền - Khoa GMHS
Gây mê phẫu thuật nội soi (PTNS) có 3 đặc thù chủ yếu:
II. Gây mê hồi sức trong phẫu thuật nội soi:
-Khám lâm sàng đánh giá tổng trạng chung của BN và dự đoán được các nguy cơ, phát hiện các bệnh lý kèm theo đặc biệt là tim mạch và hô hấp…
-Tầm soát những xét nghiệm cần thiết: công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, thận, chụp phim phổi, ECG và siêu âm tim đối với những BN nguy cơ cao…
2. Chuẩn bị BN và phương tiện gây mê hồi sức:
-Chuẩn bị đầy đủ thuốc gây mê và hồi sức, trang thiết bị gây mê và phương tiện theo dõi…
-Các khuyến cáo theo dõi thường quy và nâng cao:
-Sonde tiểu: có thể đặt, cần thiết cho PTNS vùng bụng dưới, những trường hợp mổ kéo dài; sonde dạ dày cần thiết cho phẫu PTNS tầng trên ổ bụng, BN có dạ dày đầy...
-Lựa chọn gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, hoặc Mask thanh quản Supreme, Proseal, thong khí kiểm soát.Phương pháp này tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm bất lợi nhất khi bơm hơi vào ổ bụng, tránh giảm thông khí, tránh hội chứng trào ngược, ngoài ra thông khí có kiểm soát tránh được các rối loạn tuần hoàn và hô hấp, bệnh nhân được dung thuốc giãn cơ làm mềm bụng đảm bảo cho PTV thao tác dễ dàng.
-Khuyến cáo truyền dịch tinh thể 5-10ml/kg trước khi dẫn mê để tránh thay đổi huyết động khi bơm khí phúc mạc.Tuy nhiên việc truyền dịch phải cân nhắc ở BN có vấn đề về bệnh tim mạch.
-Các thuốc gây mê chọn lựa dựa trên dược động học của thuốc có thời gian bán hủy ngắn, ít tích lũy và ít có tác dụng phụ cũng như dựa vào thời gian phẫu thuật dự đoán, loại phẫu thuật, cơ địa bệnh nhân, tính chất của loại phẫu thuật…
b) Duy trì mê: thuốc mê hơi Isoflurane 1,5-2 MAC, Sevorane 0,8-1,2 MAC và theo nồng độ khí mê hơi thì thở ra khi đạt trạng thái cân bằng pha khí và pha máu; thuốc giảm đau Fentanyl và giãn cơ…tùy theo diễn biến và thời gian phẫu thuật…
-Trong gây mê chú ý duy trì FiO2: 40-50% để tránh xảy ra tình trạng thiếu Oxy.Nếu cần tăng thông khí, tăng f hơn tăng Vt để tránh gia tăng áp lực trong lồng ngực.
-Cần phải theo dõi lượng dịch vào ra trong phẫu thuật, nếu bilan giảm >1000 ml đề nghi ngưng phẫu thuật.
-Tư thế trong mổ: tư thế Trendelenbourg hoặc tư thế đầu cao 15
-Các điểm dễ dàng bị áp lực tì đè phải được chăm sóc cẩn thận nhằm tránh tổn thương thần kinh, trong trường hợp mổ kéo dài ở tư thế đầu cao chân thấp thì đề phòng thuyên tắc TM sâu.
-Khi thực hiện bơm CO2 vào ổ bụng cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
α)PETCO2 tăng vài mmHg trong vài phút rồi trở lại số liệu ban đầu có thể là chứng cứ tắc mạch tối thiểu do khí CO2.
α)PETCO2 tăng đều đặn và bền vững thường do sự phân phối CO2 ngoài phúc mạc(trước, sau phúc mạc, dưới da và trung thất).
α)PETCO2 giảm nhanh: có thể do giảm cung lượng tim hoặc giảm khối lượng máu về tim và cũng có thể là tắc động mạch phổi.
Theo dõi tình trạng tim mạch, huyết động trong mổ ở những BN có nguy cơ cao: HAĐM xâm nhập, CVP, catheter Swan-Ganz, lưu lượng tim...
-Khi kết thúc phẫu thuật , xả hơi CO2 ra phải từ từ và hết hoàn toàn(vì BN đau đớn khi CO2 còn tụ dưới vòm hoành kích thích gây đau), đặt BN ngữa trên mặt phẳng ngang.
-Cần tính thời gian bơm hơi để biết khối lượng CO2 đã bơm vào ổ bụng và phải tính đến những biện pháp dự phòng khả năng rối loạn những chức năng gây nên bởi sự hấp thu CO2 lớn.
-Sự tháo hơi sẽ làm tăng tuần hoàn trở về dẫn tới tăng tiền gánh trong lúc sức cản của hệ thống mạch máu còn cao. Vì vậy có thể dẫn tới những đợt tăng HA, thêm vào đó là hiện tượng rét run do hạ thân nhiệt.Phải để BN tỉnh từ từ, yên tĩnh, ủ ấm cho BN, có thể tiếp tục thông khí nhân tạo khi PETCO2 còn quá cao.
-Rút NKQ khi BN tỉnh hẳn, hết tác dụng thuốc giãn cơ (kích thích chuỗi 4 của cơ khép ngón cái(TOF) đạt được tỷ lệ T4/T1≥90%), ổn định về mặt huyết động, thông khí và nhiệt độ cơ thể.
-Chú ý suy giảm hô hấp do tồn đọng thuốc mê, giãn cơ tồn dư, đào thải CO2 ra khỏi cơ thể còn chậm nên tất cả BN PTNS được hổ trợ thở oxy 2 giờ đầu sau mổ, theo dõi SpO2, PETCO2…
-Chú ý các biến đổi huyết động do khí phúc mạc còn tồn tại lâu sau đó.
-Nôn và buồn nôn: Nôn và buồn nôn sau mổ có thể xem là một vấn đề đặt biệt của phương pháp mổ nội soi.Bơm hơi khoang bụng, thao tác trên ruột và phẫu thuật vùng chậu là những nguyên nhân chính. Kỹ thuật gây mê cẩn thận, dùng thuốc chống nôn thường giúp giảm được tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ.