Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất

Trưởng Phòng Kế Hoạch Sản Xuất

- Theo dõi tiến độ sản xuất và triển khai tiến độ sản xuất theo đơn hàng

Năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỉ USD

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), cho biết Bình Dương vẫn là tỉnh có đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ Bình Dương đã xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

Theo ông Liêm, sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm nay là kết quả tích cực với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong bối cảnh có nhiều khó khăn, trong đó có việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn do căng thẳng trên Biển Đỏ.

Mặc dù đã có kết quả xuất khẩu tốt trong nửa đầu năm, nhưng để tăng trưởng và phát triển bền vững, ông Liêm cho rằng ngành gỗ Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung cần chủ động thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, từ đó đưa ra những thay đổi linh hoạt trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu. Đặc biệt là phát triển công nghệ, chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguyên phụ liệu đến logistics.

Cục Lâm nghiệp đánh giá, năm 2024 toàn ngành đã tham mưu, triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án, quy hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Tham mưu tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện ngành lâm nghiệp, chương trình phát triển lâm nghiệp, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp. Do vậy, ngành lâm nghiệp duy trì được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào kết quả của Bộ NN-PTNT.

Ngoài ra, công tác thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn các văn bản hướng dẫn được kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân, các đơn vị tham gia bảo vệ rừng.

Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, qua đó tăng cường hợp tác phát triển sản xuất và thúc đẩy thị trường xuất khẩu lâm sản…

Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở địa phương còn hạn chế, bất cập như chậm rà soát, bổ sung quy hoạch để đảm bảo tính khả thi. Công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do quỹ đất trồng rừng ngày càng khó khăn, manh mún, phân bố ở những nơi xa xôi, đòi hỏi chi phí cao…

Năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,5 - 5%; phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỉ USD.

Trồng rừng tập trung 250.000 ha; trồng cây phân tán 140 triệu cây. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng là 22,5 triệu m³. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 70.000 ha. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.200 tỉ đồng…

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam trong nhiều năm, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng như dịch vụ logistics toàn cầu. Năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn, song trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu giữ được ổn định, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng được kỳ vọng tiếp tục là một năm "thắng lớn" trên thị trường quốc tế.   Hoạt động xuất khẩu thủy sản sôi động trong nửa đầu năm Trong nửa đầu năm 2022, thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát tăng cao, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng và giá xuất khẩu ở mức cao khiến cho nuôi trồng thủy sản tăng trưởng tốt, đảm bảo nguồn cung đầu vào cho hoạt động chế biến và xuất khẩu của ngành. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, sản lượng thủy sản trên cả nước trong quý II năm 2022 đạt khoảng 2,33 triệu tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1,65 triệu tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 339,5 nghìn tấn, tăng 11,5%; thủy sản khác đạt 334,5 nghìn tấn, tăng 1,3%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy đạt khoảng 4,19 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: sản lượng cá đạt khoảng 3,04 triêu tấn, tăng 1,7%; tôm đạt 520 nghìn tấn, tăng 9,4%; thủy sản khác đạt 632,4 nghìn tấn, tăng 1,2%. Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng từ những làn sóng Covid-19, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 8,88 tỷ USD, tăng trưởng 5,7% so với năm trước đó, riêng quý IV/2021 tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020. Bước sang năm 2022, sức nóng của xuất khẩu thủy sản không hạ nhiệt, thậm chí còn bứt phá trong nửa đầu năm và xác lập mốc kỷ lục về doanh số và tăng trưởng so với nửa đầu các năm trước. 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành đạt 5,75 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 39,6% so với 6 tháng đầu năm 2021. Trong đó, mặt hàng cá tra xuất khẩu tăng trưởng cao với kỷ lục doanh số đạt 1,4 tỷ USD, tăng đến 82%; mặt hàng tôm xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất đến 40% với gần 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng hải sản khác, dù gặp khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, đem lại doanh thu trên 2 tỷ USD. Việt Nam đã khẳng định được năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và NaUy.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp lấy thời cơ từ những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thủy sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và nhiều thị trường tiềm năng khác. Nhiều doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm 2022, nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng cá tra. Cũng theo VASEP, 7 tháng đầu năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận mức hồi phục nhanh kỷ lục lần đầu tiên trong 20 năm qua với trị giá xuất khẩu đạt 6,7 tỷ USD, tăng 35%. Trong đó, mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam là cá tra đang chi phối tới 95% nguồn thịt cá trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng đầu của năm. Điều đáng nói là, nếu như trong cơ cấu về xuất khẩu của Việt Nam hiện nay thì doanh nghiệp FDI có tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu chiếm trung bình khoảng 70-84%, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào khoảng 26-30%. Trong ngành thủy sản, hiện nay con số này lại ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam đang chiếm 95%, chỉ 5% có sự tham gia của doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực liên quan đến nông dân và ngư dân Việt Nam. Qua đó có thể thấy được sức mạnh nội lực và khả năng đảm bảo tính chủ động đối với ngành thủy sản Việt Nam. Về phía thị trường, Trung Quốc đang là thị trường tiềm năng cho hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam khi có nhiều hứa hẹn phục hồi do gỡ bỏ chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh. Đồng thời nhu cầu cá tra ở đất nước hơn 1,4 tỷ dân này đang rất dồi dào sau 2 năm giảm nhập khẩu. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng đến 71% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đã có các đơn đặt hàng để sản xuất đến hết quý III và các đơn đặt hàng quý IV với giá bán bình quân dự kiến sẽ ngang bằng với quý II. Các chuyên gia cũng cho rằng, dù không đạt mức đỉnh của quý I, nhưng nhu cầu thủy sản tăng nhanh trong tháng 9 và trước kỳ nghỉ lễ cuối năm từ tháng 11 đến tháng 12 tại các nước Âu - Mỹ sẽ góp phần đảm bảo cho tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản trong năm 2022. Thị trường vẫn lạc quan dù đối mặt với những khó khăn

Mặc dù xuất khẩu thủy sản đã cho thấy dấu hiệu tăng trưởng sôi động trở lại sau 3 năm ảm đạm vì dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, toàn ngành cũng phải đối diện với nhiều trở ngại từ những tháng đầu năm và những khó khăn có thể kéo dài tới cuối năm 2022. Từ đầu năm 2022 đến nay, xuất khẩu thủy sản cũng như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác đều phải đối diện với cơn bão lạm phát lan rộng khắp toàn cầu. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, chi phí sản xuất bị kéo theo, nhất là thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 20% kể từ sau dịch Covid-19 trong khi chi phí cho thức ăn chăn nuôi đã chiếm tới 65-70% giá thành sản phẩm các mặt hàng thủy sản chủ lực là cá tra và tôm nguyên liệu. Ngoài ra, các chi phí đầu vào khác như bao bì, hóa chất, vận chuyển đều ghi nhận sự tăng giá. Đặc biệt chi phí logistics và nhân công tăng lên trong vài năm trở lại đây do liên quan đến dịch bệnh, ách tắc và gần đây nhất là do nhiên giá nhiên liệu tăng mạnh trước tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện vẫn đang ở mức cao. Theo VASEP, chi phí logistics cho 4 container ở Bờ Tây nước Mỹ hiện đang ở mức 400 triệu đồng còn tại châu Âu cũng đã tăng khoảng 4 lần từ 10-12 nghìn USD/container trong khi loại chí phí này ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản đông lạnh. Cùng với đó là việc tuân thủ các quy định chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản đã, đang chững lại do quý III thường được coi là giai đoạn thấp điểm của ngành hàng này và đã hạ nhiệt từ tháng 7 so với tháng trước đó. Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản giảm nhiệt được cho là do thời tiết bất lợi, mưa sớm đã làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản. Cùng với đó là lạm phát và lượng tồn kho tăng tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ, quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng nửa đầu năm vừa qua đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của nước này ngay từ tháng 6 và giảm sâu 23% trong tháng 7. Không riêng với Mỹ, ở nhiều nước nhập khẩu, lạm phát tăng cao khiến người dân giảm tiêu dùng đã dẫn tới tình trạng nhiều nhà nhập khẩu phải tạm ngưng đơn hàng đến tận tháng 10 khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải chịu áp lực hàng tồn kho và xoay vòng vốn. Một khó khăn nữa có thể tác động đến xuất khẩu là giá bán bình quân một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác trong bối cảnh nguồn cung thế giới cuối năm có dấu hiệu gia tăng khiến doanh nghiệp khó có thể giữ được mức giá hấp dẫn như trong 2 quý đầu năm. Đồng thời các chi phí tuân thủ xử lý môi trường liên quan đến nước thải đầu ra và các chi phí khác cũng đang là thách thức đối với ngành Thủy sản. Dù vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2022 vẫn có nhiều điểm sáng để có thể vượt qua khó khăn, những tác động tiêu cực chỉ mang tính chất tạm thời và còn nhiều cơ hội đang rộng mở đối với doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu thủy sản đạt được thắng lợi lớn với khả năng cao vượt kế hoạch đã đề ra. Kỳ vọng thủy sản Việt Nam sẽ vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD, tăng 12-15% so với năm 2021 là mục tiêu mà Ngành gần như đã nắm chắc trong tay. Ngành Thủy sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm sát sao và chỉ đạo điều hành của Chính phủ với mục tiêu phát triển ngành lâu dài và bền vững. Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thuỷ sản giai đoạn 2021-2030 được kỳ vọng sẽ dẫn dắt hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, đi sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm cho xuất khẩu thủy sản trong 10 năm tới và các năm về sau. Trong đó, Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản chế biến đạt trên 6%/năm; Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến đạt giá trị gia tăng trung bình trên 40%; Trên 70% số lượng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất từ trung bình tiên tiến trở lên; Giá trị chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa đạt 40-45 nghìn tỷ đồng, góp khoảng 14-17 tỷ USD vào giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản… Cùng với Quyết định 1408/QĐ-TTg, gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 ban hành Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 (Chương trình) được coi là tấm phiếu đảm bảo cho nguồn cung nguyên liệu bền vững phục vụ chế biến và xuất khẩu thủy sản. Để gia tăng hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu thủy sản, Chương trình đã đặt ra mục tiêu cụ thể về sản lượng và giá trị cho các giai đoạn trong ngắn hạn. Trong đó, đến cuối giai đoạn 2021-2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trong bình 4,0%/năm. Đến cuối giai đoạn 2026-2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm; Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 60% nhu cầu tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 100% cá tra bố mẹ chọn giống; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn./.