Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 9.1, 9.2 và trả lời câu hỏi:
+ Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
+ Trình bày điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.
- GV hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại so với Hy Lạp cổ đại:
+ Giống nhau: xung quanh đều được biển bao bọc; bờ biển có nhiều vịnh, cảng nên thuận lợi để phát triển thương mại đường biển; lòng đất có nhiều khoáng sản nên thuận lợi phát triển luyện kim.
• La Mã cổ đại có nhiều đồng bằng rộng lớn nên trồng trọt và chăn nuôi có điều kiện phát triển, còn Hy Lạp bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng cây lương thực.
• Với vị trí ở trung tâm Địa Trung Hải, La Mã không chỉ có thuận lợi trong tiến hành buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải mà còn dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.
+ Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn Hy Lạp ngày nay.
+ Về giá trị kinh tế và văn hoá của cây ô liu: Ô liu là cây trồng phổ biến nhất ở Hy Lạp. Dầu ô liu để chế biến thức ăn, làm đẹp. Cành lá ô liu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng và hoà bình. Các cây ô liu cổ thụ mọc hoang được coi là linh thiêng và luật ở Athens cổ đại quy định: kẻ nào dám đốn một cây ô liu mọc hoang sẽ bị xử tội chết (đến thế kỉ IV TCN giảm nhẹ thành lưu đày hoặc nộp phạt). Những vòng lá ô liu trao cho người chiến thắng trong các kì thi Olympia bắt buộc phải lấy từ các cây cổ thụ mọc hoang. Ngày nay, số lượng cây ô liu ở Hy Lạp rất lớn, bình quân 7 cây ô liu/một người dân. Hy Lạp là một trong các quốc gia xuất khẩu dầu ô liu hàng đâu thế giới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Vị trí địa lí của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
• Địa hình: có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đáo thuộc biển Ê-giê. Địa hình bị chia cắt thành vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy đài ra biển, đất đai khô cằn.
• Biển đảo: Đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo nhỏ thuận tiện cho giao thương, buôn bán. Bờ biển phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên. Pi-rê là cảng biển nổi tiếng nhất.
• Nơi khởi sinh nền văn mình La Mã là I-ta-li-a, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng kéo dài ra Địa Trung Hải, xung quanh có ba đảo lớn là Xi-xin ở phía nam, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ ơ phía tây.
• Bán đảo I-ta-li-a có nhiều đồng, chì, sắt và hàng nghìn km đường bờ biển.
- Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại:
• Tác động đến cuộc sống: do khí hậu khô ráo, có nhiều ngày nắng trong năm, hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đều diễn ra ngoài trời.
• Tác động đến phát triển kinh tế: dân chúng sống chủ yếu ven bờ biển và phụ thuộc vào biển, phát triển mạnh các ngành kinh tế gắn với biển (thương mại, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ, hải sản). Xây dựng các cảng biển, phát triển đóng tàu, thuyền, phát triển thương mại trên biển; phát triển các ngành thủ công nghiệp (làm gốm, chế tác đá; sản xuất dầu ô liu, trồng nho, chế biến rượu vang; không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
• Vai trò của vùng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp: cảng Pi-rê với vị trí nằm ở trung tâm Hy Lạp, đã trở thành trung tâm buôn bán, phát triển mạnh các ngành kinh tế hướng biển của khu vực Địa Trung Hải.
• Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
• Các ngành thủ công rất phát triển.
• Giao thương, hoạt động hàng hải phát triển. Người La Mã có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.
Câu 1: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã là:
Câu 2: Xpac-ta và A-ten được gọi là:
Câu 3: Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp thực chất là nhà nước:
Câu 4: Người nắm quyền hành trong tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là:
Câu 5: Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp:
Câu 7: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:
Câu 8: Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào:
Câu 9: Điểm chung về thành tưu văn hóa của cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại là:
Câu 10: Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại:
Câu 11: Thể chế dân chủ Aten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ:
Câu 12: Điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở Hy Lạp và La Mã so với phương Đông cổ đại là:
Câu 13: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:
Câu 14: Đặc điểm không phải của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại là:
Câu 15: Ý nào sau đây đã thể hiện sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về giá trị kinh tế và văn hóa của cây Ô-liu của Hy Lạp:
Câu 17: Sử học Hy Lạp được gọi là:
Câu 18: Thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã cổ đại còn tồn tại đến ngày nay là:
Câu 19: Thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã vì:
Câu 20: Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại?