Trong đợt đại dịch Covid 19, nhóm cổ phiếu ngành du lịch được cho là chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy, khi trở về thời kỳ “bình thường mới”, cổ phiếu ngành du lịch cũng đang dần lấy lại được vị thế trước đây của mình. Hãy cùng DNSE phân tích thông tin về thị trường cổ phiếu ngành du lịch trong bài viết dưới đây nhé!
Top 10 mã cổ phiếu ngành du lịch tốt ở trên sàn chứng khoán
Top 10 mã cổ phiếu ngành du lịch tốt ở trên sàn chứng khoán
Nếu bạn quyết định đầu tư cổ phiếu ngành du lịch và muốn tìm được mã cổ phiếu tốt nhất thì có thể tham khảo qua một số mã cổ phiếu được giới thiệu sau đây.
Các mã phiếu ngành du lịch sàn UPCOM
UPCOM là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market, nơi tập trung của các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng chưa được niêm yết. UPCOM được vận hành dưới sự quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Sàn giao dịch UPCOM có rất nhiều mã cổ phiếu thuộc ngành du lịch:
Mã cổ phiếu ngành du lịch VJC (VietJet Air)
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 tại đại hội cho thấy dù kinh tế Việt Nam và thế giới tiếp tục gặp nhiều thách thức, tỉ giá biến động, giá xăng dầu ở mức cao, Vietjet đã ghi nhận hoạt động kinh doanh tích cực, ổn định, mở rộng mạnh mẽ mạng bay quốc tế, thúc đẩy doanh thu, đảm bảo cân đối tài chính với nhiều chỉ số tài chính tăng bằng lần.
Năm 2023, Vietjet đã mở mới 33 đường bay quốc tế và quốc nội, đặc biệt là hãng hàng không có nhiều đường bay nhất giữa Việt Nam và 5 thành phố lớn nhất của Australia, mở nhiều đường bay đến thị trường Ấn Độ rộng lớn và đường bay kết nối trực tiếp giữa thủ đô Hà Nội với Thủ đô Jakarta (Indonesia) – là đường bay nhiều thập kỷ qua chưa hãng hàng không nào khai thác. Hãng tăng tần suất khai thác đến các nước Đông Bắc Á, trở thành hãng hàng không Việt Nam có tần suất bay nhiều nhất đến các thành phố của Nhật Bản, Hàn Quốc, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại giao, phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước.
Việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và mở mới các đường bay quốc tế đã đem lại cho Vietjet kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023 với doanh thu vận tải hàng không đạt tới 53,7 nghìn tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 58,3 nghìn tỉ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 86,9 nghìn tỉ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền đạt 5.051 tỉ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo năng lực tài chính cho hãng.
Công ty cổ phần Hàng không VIETJET với mã cổ phiếu VJC
Đây là mã cổ phiếu luôn đứng trong top đầu những cổ phiếu ngành du lịch có vốn hóa và khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường. Cổ phiếu Vietjet có ưu điểm nổi bật là tính thanh khoản cao. Ngoài ra, cổ phiếu VJC được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE – sàn dành cho các công ty lớn hàng đầu Việt Nam nên rủi ro đầu tư cũng thấp hơn so với sàn UPCOM. Một số thông tin cụ thể về cổ phiếu của Hãng hàng không VIETJET như sau:
Mã cổ phiếu ngành du lịch VTR – Vietravel Holdings
Là công ty lữ hành lớn nhất tại Việt Nam, Vietravel Holdings có mạng lưới dịch vụ rộng khắp cả nước và quốc tế. Sự hồi phục của ngành du lịch giúp cổ phiếu VTR trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Cổ phiếu VTR có sự tăng trưởng và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư
VTR đạt doanh thu kỷ lục trong quý IV/2023 lên tới 1.435 tỷ đồng, vượt doanh thu trước đại dịch COVID-19. Năm 2023, Vietravel phục vụ tổng hơn 730 triệu lượt khách, đạt doanh thu xấp xỉ 6000 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2022. Với kết quả này, VTR được đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng trong năm 2024.
Saigon Tourist là một trong những tập đoàn du lịch lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm khách sạn, nhà hàng, lữ hành, vận chuyển và giải trí. Với hơn 100 đơn vị thành viên, Saigon Tourist có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, cung cấp dịch vụ cho hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Trong năm 2023, Saigon Tourist đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng doanh thu đạt 15,000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 800 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Sự tăng trưởng này đến từ việc tăng cường khai thác thị trường nội địa và đẩy mạnh hoạt động marketing, đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ và phát triển các hình thức du lịch mới.
Là công ty con của Vingroup, Vinpearl chuyên về dịch vụ khách sạn và resort cao cấp. Sự phát triển của Vinpearl cùng với chiến lược mở rộng của Vingroup, cổ phiếu VPL được đánh giá cao về sự tăng trưởng trong tương lai.
Việc đầu tư tìm kiếm tiềm năng của các mã cổ phiếu du lịch này không chỉ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục và tìm kiếm lợi nhuận bền vững mà còn hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược đầu tư thông minh, các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội này để đạt được đầu tư sinh lời.
Các mã cổ phiếu ngành du lịch sàn HOSE
HOSE hay còn gọi là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được quản lý trực tiếp bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Dưới đây là các mã cổ phiếu ngành du lịch của sàn HOSE:
Mã cổ phiếu du lịch – HVN (Vietnam Airlines)
Cổ phiếu HVN đã từng bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 25/4 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 quá 15 ngày so với quy định. Thậm chí có nguy cơ bị hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines phiên giao dịch ngày 8/11/2024 bất ngờ tăng kịch trần lên 24.850 đồng/cổ phiếu, với khối lượng khớp lệnh đột biến gần 5,7 triệu đơn vị.
Tính từ đầu năm 2024 tới nay, giá cổ phiếu HVN đã tăng gấp đôi từ mức 12.250 đồng/cổ phiếu, mặc dù vẫn còn cách xa đỉnh 36.450 đồng/cổ phiếu hồi tháng 7, tức giảm khoảng 32% từ mức đỉnh. Đà tăng của HVN được thúc đẩy bởi kết quả kinh doanh khả quan và tiến độ khắc phục tình trạng bị kiểm soát của công ty.
Cụ thể, 9 tháng năm 2024, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 79.994 tỷ đồng, tăng hơn 17,4% so sánh cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế hơn 6.641 tỷ đồng. Riêng quý III/2024, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.239,7 tỷ đồng.
Mức lợi nhuận đạt được chủ yếu do tiếp tục cải thiện hiệu quả công ty mẹ và cộng hưởng hệ sinh thái các công ty con kinh doanh có lãi so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình cổ phiếu ngành du lịch hiện nay
Cổ phiếu của các công ty du lịch, nghỉ dưỡng đang dần lấy lại sức hút sau hơn 2 năm ngành này bị “đóng băng” vì dịch bệnh.
Để tháo gỡ một phần khó khăn của các doanh nghiệp du lịch và người lao động phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chính sách riêng hỗ trợ ngành du lịch, bên cạnh các chính sách chung về hỗ trợ thuế, phí, tín dụng và bảo hiểm xã hội trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể:
Nghị quyết 128/NQCP của Chính phủ về Thích ứng và Kiểm soát hậu quả dịch Covid-19 trong du lịch nội địa do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện cùng với Chỉ thị số 3862/HĐBVHTTDL đã bắt đầu thúc đẩy quá trình ngành du lịch phục hồi.
Kể từ tháng 3 Ngày 15 tháng 2 năm 2022, ngành du lịch chính thức thoát khỏi giấc ngủ đông khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn với khách du lịch quốc tế, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch vào năm 2022. trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch ước tính đạt 400 tỷ VNĐ.