Lãi suất là một thuật ngữ không còn xa lạ và là thông tin được nhiều người quan tâm và theo dõi hàng ngày. Vậy lãi suất là gì? Có bao nhiêu loại lãi suất và vai trò của nó đối với nền kinh tế.
Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được
Dựa vào căn cứ này thì lãi suất được chia làm 2 loại: lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa thường được ghi rõ trong các hợp đồng hay các giao dịch tài chính. Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, lãi suất danh nghĩa sẽ được hiển thị rõ ràng trên sổ tiết kiệm hoặc trên tài khoản tiết kiệm trực tuyến của bạn
Lãi suất thực tuy không được thể hiện trong hợp đồng hay các giao dịch tài chính, nhưng lại là chỉ số quan trọng được người cho vay hay các nhà đầu tư quan tâm khi đưa ra các quyết định tài chính.
Lãi suất có nhiều cách để phân loại
Căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay
Theo căn cứ này, lãi suất sẽ được chia thành 6 loại:
Một số loại lãi suất phổ biến hiện nay
Lãi suất có nhiều cách để phân loại, sau đây là một số căn cứ phổ biến:
Lãi suất là gì? Lãi và lãi suất có gì khác nhau?
Lãi suất được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm
Lãi suất là mức tỷ lệ mà người vay tiền phải trả để sử dụng một đơn vị vốn vay trong một khoảng thời gian xác định (thông thường sẽ là 1 tháng hoặc 1 năm). Đây là một loại giá cả đặc biệt được xác định dựa trên giá trị sử dụng.
Người đi vay ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp nhân (doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng…)
Lãi suất được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm và đồng thời cũng được xem là tỷ lệ sinh lời mà người chủ sở hữu nhận được từ khoản vốn cho vay.
Hoạt động gửi tiền vào ngân hàng/tổ chức tín dụng của người dân để hưởng lãi suất tiền gửi chính là một hình thức người gửi tiền cho các ngân hàng/tổ chức tín dụng vay tiền, sử dụng vốn của mình.
Lãi (hay còn gọi là tiền lãi hoặc tiền lời) là số tuyệt đối thể hiện phần giá trị lớn hơn, thu được từ việc cho vay hoặc đầu tư so với số vốn gốc bỏ ra ban đầu.
Ví dụ: Khách hàng gửi 100 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB) với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất 8,2%/năm. Sau khi kỳ hạn gửi kết thúc, khách hàng sẽ nhận được thêm số tiền lãi bằng 8,2% của số tiền đã gửi là 8.200.000 đồng.
Gửi tiết kiệm với ưu đãi hấp dẫn tại MyVIB
Trong nền kinh tế, người gửi tiền tiết kiệm, với vai trò là người cho vay luôn mong muốn hưởng mức lãi suất cao. Các ngân hàng/ tổ chức tín dụng với vai trò là người đi vay để kinh doanh cũng mong muốn thu hút nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình.
Chính vì vậy, nhiều ngân hàng/tổ chức tín dụng bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gửi tiết kiệm cũng thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng.
VIB với ứng dụng mobile banking MyVIB cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến 24/7 mọi lúc mọi nơi thông qua ứng dụng MyVIB. Mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn cũng thường xuyên được cập nhật và thông báo đến khách hàng ngay trên ứng dụng ngân hàng hoặc khách hàng cũng có thể tham khảo tại biểu lãi suất tiết kiệm trên website VIB.
Thêm vào đó, VIB cũng thường xuyên triển khai những chương trình khuyến mãi hấp dẫn khi gửi tiết kiệm qua MyVIB. Bạn hãy download ứng dụng để khám phá ngay nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số chương trình ưu đãi tiết kiệm khác tại đây.
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về “lãi suất là gì” và các thông tin khác liên quan đến lãi suất
Lãi suất,Search news,Kiến thức tài chính,Search
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)
Lãi suất là giá phải trả cho việc sử dụng vốn. Lãi suất huy động là tỷ lệ giữa số tiền lãi so với số vốn huy động. Lãi suất cho vay là tỷ lệ giữa số tiền lãi và số tiền cho vay. Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất của các giao dịch vốn thực hiện giữa các ngân hàng với nhau.
Lãi suất gồm lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, trong đó:
a) Lãi suất huy động, phân loại thành lãi suất huy động bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá gồm lãi suất huy động bằng phát hành giấy tờ có giá loại dưới 12 tháng và loại từ 12 tháng trở lên.
b) Lãi suất cho vay, phân loại thành lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ, gồm lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn.
c) Lãi suất liên ngân hàng, phân theo các kỳ hạn, gồm lãi suất qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.
Lãi suất tiền gửi và lãi suất phát hành giấy tờ có giá được báo cáo theo mức lãi suất trả sau. Lãi suất huy động và cho vay bình quân quý và năm cho từng loại kỳ hạn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giữa số dư tiền gửi/dư nợ cho vay với lãi suất tiền gửi/lãi suất cho vay tương ứng áp dụng cho khoản tiền gửi/cho vay đó.
Lãi suất liên ngân hàng bình quân quý và năm cho từng loại kỳ hạn được tính theo phương pháp bình quân số học giản đơn các mức lãi suất của các giao dịch vốn thực hiện giữa các ngân hàng với nhau.
– Lãi suất (liên ngân hàng/huy động/cho vay);
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vai trò và ý nghĩa của lãi suất
Lãi suất có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế
Lãi suất có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa và ngược lại.
Đối với người đi vay, lãi suất chính là chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của họ. Ngược lại, đối với người cho vay, lãi suất chính là thu nhập. Vì vậy, lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế. Đảm bảo mức lãi suất cân bằng để người cho vay sẵn sàng cung ứng vốn và người đi vay sẵn sàng vay để sản xuất kinh doanh là một kết quả mà mọi nền kinh tế luôn hướng đến.
Chính vì vai trò và ý nghĩa quan trọng của mình mà lãi suất là một trong những biến số được các chủ thể trong nền kinh tế theo dõi chặt chẽ nhất và diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông.
Mức cung cầu tiền tệ (vốn) trên thị trường
Lãi suất là mức giá mà bạn phải trả để sử dụng vốn, vì vậy bất kỳ sự biến đổi nào trong cung hoặc cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ mà không diễn ra với cùng một tỷ lệ sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất trên thị trường.
Mặc dù biến động lãi suất cũng phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, nhưng hầu hết các nền kinh tế thị trường dựa vào nguyên tắc này để xác định lãi suất.
Vì vậy, có thể tác động lên cung cầu vốn trên thị trường để thay đổi lãi suất nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược của từng giai đoạn.Ví dụ, khi lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế, Ngân hàng Trung ương có thể tăng cung tiền bằng cách bơm tiền vào hệ thống tài chính, dẫn đến xu hướng giảm lãi suất. Ngược lại, khi kinh tế phát triển nóng và có nguy cơ lạm phát cao, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp để giảm cung tiền, dẫn đến tăng lãi suất. Điều này cho thấy mức cung cầu tiền tệ trên thị trường đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến biến đổi của lãi suất tín dụng trên thị trường.
Khi lạm phát dự đoán tăng cao trong một thời kỳ, những tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn trong nền kinh tế sẽ có xu hướng trú ẩn vào các tài sản an toàn như vàng, ngoại tệ mạnh thay vì gửi tiền vào hệ thống tài chính vì lo sợ đồng tiền bị mất giá. Điều này khiến cho nguồn cung vốn sụt giảm và sẽ gây áp lực khiến cho lãi suất tăng.
Có thể thấy, khi lạm phát kỳ vọng tăng, lãi suất cũng tăng theo. Mối quan hệ này cho thấy sự quan trọng và ý nghĩa của việc kiểm soát tâm lý lạm phát để đảm bảo ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.