(Baothanhhoa.vn) - Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Đã có biết bao tác phẩm viết về mảnh đất anh hùng và đau thương ấy. Từ đất lửa Quảng Trị, xuất hiện thế hệ các nhà văn, nhà thơ mặc áo lính, như Anh Ngọc, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Trung Thu, Nguyễn Đức Mậu, Trần Lê An, Nguyễn Hồng Hà... những người đã sống chiến đấu ở chiến trường ác liệt này.
Hình ảnh về ký ức hào hùng của những người lính Trường Sơn
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người lính Trường Sơn đã vượt qua “mưa bom, bão đạn” của quân thù để “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”.
Ký ức về nơi mà mình đã chôn nhau cắt rốn, tôi nghĩ rằng như lửa giấu trong tro, dù thế nào, cứ âm ỉ hơi nóng, cứ thế đi theo năm tháng đời người. Chính vì thế, vùng đất ấy, có thể nhìn từ nhiều lăng kính, qua góc nhìn của nhiều người. Với tôi, dù phiêu bạt ngụ cư nơi khác nhưng Đà Nẵng mãi mãi là chốn tìm về.
1. Ký ức về nơi mà mình đã chôn nhau cắt rốn, tôi nghĩ rằng như lửa giấu trong tro, dù thế nào, cứ âm ỉ hơi nóng, cứ thế đi theo năm tháng đời người. Chính vì thế, vùng đất ấy, có thể nhìn từ nhiều lăng kính, qua góc nhìn của nhiều người. Với tôi, dù phiêu bạt ngụ cư nơi khác nhưng Đà Nẵng mãi mãi là chốn tìm về. Không quên. Vẫn lãng du trong trí nhớ. Có dịp lại nhớ, nhất là những lúc xuân về Tết đến. Khoảng thời gian này, trong không khí Đoàn Tụ, Sum Họp lúc đất trời vào xuân, con người ta thường có tâm lý “ăn cơm mới, nói chuyên cũ”. Chuyện cũ xưa ấy không quên vì đã là một phần máu thịt đời người.
Xuân này, tôi quay về Đà Nẵng ngày xưa, qua hồi ức của anh ruột tôi - Lê Minh Tâm (1953-2017), cựu học sinh trường trung học Sao Mai. Qua di cảo Khêu ngọn đèn xanh của anh, những trang viết mộc mạc, ít nhiều cho thấy vài nét của Đà Nẵng của thập niên 1960. Nay nhìn lại, để thấy quê mình trong hiện tại đã thay đổi nhiều lắm, tất nhiên, cuộc sống này là một sự vận động theo chiều hướng ngày một tốt hơn, mới hơn, chứ không thể dẫm chân tại chỗ.
2. Ngày tháng đi bộ đội, trên quê hương Chùa Tháp, nằm trên chiếc võng toòng teng dưới tàng cây thốt nốt, hễ dịp Tết sau khi đã im tiếng súng, tôi lại nhớ về ngôi nhà của mình. Một nỗi nhớ rất đỗi tự nhiên là bao giờ cũng hiện rõ mồn một về cây đa trên đường Triệu Nữ Vương, ngay góc đường Nguyễn Trãi. Xét về tên gọi thì đường Triệu Nữ Vương thời Pháp có tên Rue Labée được đổi tên từ năm 1958, đây cũng là năm con lộ nhỏ nối liền đường Trần Bình Trọng đến đường Ông Ích Khiêm mới được đặt tên đường Nguyễn Trãi.
Cây đa này ngự trị ngay tại đình làng phường Hải Hạc (quận Hải Châu), nơi đây có ngôi trường làng, tôi đã học vỡ lòng tại nơi này, còn nhớ cô giáo ngày đầu khai tâm cho tôi tên là Thân.
Nơi con đường Triệu Nữ Vương, từ năm 1955, sau khi hòa bình lập lại, từ vùng kháng chiến Cây Sanh (Tam Kỳ) ba mẹ tôi hồi cư lập nghiệp và mua đất làm nhà. Anh tôi kể: “Trên miếng đất này, chủ cũ trồng mấy cây kiền kiền (còn gọi cây dái ngựa) to lắm. Ba tôi cho hạ để lấy gỗ làm đòn và rui mè lợp ngói. Những khúc còn thừa lại ba tôi thuê thợ cắt ra làm mười mấy cái thớt, mang về xóm cũ ông ngoại tôi tặng mỗi gia đình hàng xóm một cái để làm kỷ niệm”.
Chi tiết về cây kiền kiền rất đáng lưu ý, khi lớn lên tôi còn được thấy trên các con đường Thống Nhất, Lê Lợi, Đống Đa, Nguyễn Thị Giang... Cây kiền kiền, thân cao lớn, tán lá rộng, che râm mát cả con đường; đặc biệt loại cây này có hoa xòe ra bốn cánh trông ngộ nghĩnh.
Về cây đa trên đường Triệu Nữ Vương - anh tôi kể: “Hằng năm, đến mùa đông, cây rụng hết lá, cành nhánh khô quắt vươn lên bầu trời xám xịt như những bàn tay của ông khổng lồ, nhìn vào như cây đã chết khô. Vậy mà đến mùa xuân, lộc ra đầy tất cả mọi nhánh, một đêm đến sáng đã thấy cây hồi sinh. Những lộc non nhú ra màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Vài ngày sau lá non bắt đầu nở từ lộc non này, một màu xanh lá chuối non phủ tất cả mấy cành cây, giống in như một bầy ngựa nhà trời đậu trên cây vậy. Sau cỡ một tuần lá đa lớn dần ra to bằng bàn tay và trở màu xanh đậm. Sự tuần hoàn thay lá này diễn ra hết năm này qua năm nọ.
Trên nhành những trái xanh mọc chi chít. Hồi ấy bọn tôi được mấy anh lớn làm cây khoèo xuống cho ăn, trái cây đa non ăn có vị chát chát chua chua, chấm với muối ngon không chi bằng. Dưới gốc cây đa, bá tánh hay đem lễ vật cúng đất ra đặt ở đây. Người ta lấy một cái bẹ chuối, gấp làm đôi dài khoảng 30-40 phân, bên trong bỏ đồ cúng vào, thường là một ít rau muống hay rau khoai, một vài cái trứng gà, trái bắp, một cục thịt heo, một ít đậu phụng luộc, củ sắn, củ khoai lang, một con cua nhỏ. Tất cả đã được luộc chín và cắm ba cây hương, mang ra treo ở gốc cây đa”. Lúc tôi lớn lên vẫn còn thấy, và, nhớ nhất ở gốc cây này còn là nơi mà các ông Táo bị bể, hư hỏng, người ta cũng bỏ nơi ấy, chứ không vứt bừa bãi. Rõ ràng, ý thức về “ông bếp/ ông Táo” có một vị trí thiêng liêng trong tâm thế người Việt xưa.
Mà này, nhắc đến gì thì nhắc, quên gì thì quên, không thể không nhắc đến chợ Cồn, tôi yêu da diết đến nỗi từng nhắc lại kỷ niệm của ngày tháng từ nơi xa về quê nhà ăn Tết: Dẫn tôi về nguyên đán/Bất chợt một nhành mai/Huy hoàng như ánh sáng/Ngồi xuống ngã tư đường/Chợ Cồn tô cháo trắng/Ngon như là quê hương”.
Nơi này, những năm 1960, bà ngoại tôi có thời gian bán thuốc rê Cẩm Lệ, mẹ và các dì tôi bán vàng. Anh tôi kể, trong một lần được bà ngoại dẫn ra chợ Cồn vào dịp Tết, ngay khu đất trống có thời gian làm bến xe Đà Nẵng: “Tôi nghe tiếng nhạc sôi động xập xình và thấy một chiếc xe con cóc với đầy màu sắc sặc sỡ, đang xình xịch chạy tới. Trên xe mấy đứa nhỏ trạc tuổi tôi nói cười vui vẻ. Ca-bin xe là một hình thù con cóc lớn, kéo theo nó là mấy dãy ghế màu sắc tươi vui, xanh đỏ vàng tím. Còn có anh hề nữa chớ, cái lỗ mũi bự ơi là bự, đỏ chét, hoa tay múa chân vui ghê.
Tôi đòi bà cho đi xe. Bà bồng tôi ra xe, giao tôi cho anh hề, dặn khi mô xe quay lại thì cho tôi xuống. A, anh hề là người soát vé. Tôi có được một chỗ ngồi trên xe. Xe chạy chậm lắm, nhìn ra đường thấy ba mẹ của mấy đứa ngồi trên xe vẫy vẫy tay chúng. Thiệt là vui mắt. Anh hề vừa làm công việc soát vé vừa làm trò hề cho bọn tôi xem. Anh nhảy xuống xe, rồi giả đò như chạy không kịp chiếc xe, anh chạy theo như muốn hụt hơi, cuối cũng anh cũng nhảy lên được, hai tay bu vào thành xe, hai chân chụm lại, cong người xuống ngoáy ngoáy cái mông, tôi thấy chỗ mông của ảnh rách một miếng, bọn trẻ con chúng tôi khoái chí hả họng ra cười ha hả tít mắt.
Rồi cuộc đi chơi của tôi cũng đến hồi kết, chiếc xe con cóc chạy quay vòng lại chỗ bà tôi, anh hề đến chỗ tôi vòng tay, nói rằng: “Bây giờ xe đã đến bến, xin mời em “rờ a ra”, xờ uông xuông “sắc” xuống, vờ ê vê “huyền” về, ngờ u ngu “ngã” ngũ, ủa quên, lộn lộn: “hỏi” ngủ. Tôi lại được cười nắc nẻ một lần nữa. Anh hề bồng tôi trả lại cho bà ngoại tôi. Ôi chu choa một chuyến đi kỳ thú. Tôi không bao giờ quên”.
Chi tiết thú vị này, gần đây khi đọc facebook của nhà báo Nguyễn Đình Xê, tôi biết, anh cũng nhắc đến với tất cả sự trìu mến.
3. Khi con người ta viết và nhớ về ngày tháng xa xưa đó, bất kỳ ai cũng tâm tình thân thương, trìu mến bởi kỷ niệm, hình ảnh đó đã gắn sâu vào trong ký ức. Không phai. Xuân này, thả hồn mơ mộng về Đà Nẵng với vài dấu vết của ngày xửa ngày xưa âu cũng là lúc “ôn cố tri tân”. Để làm gì? Để gắn bó lòng mình với quê nhà nhiều hơn nữa.
Có lẽ đã lâu, sân khấu (SK) cải lương TP.HCM mới có lại những đêm diễn chật kín khán giả trước sảnh nhà hát trước khi mở màn gần hai tiếng đồng hồ. Rất nhiều khán giả tập trung, chăm chú lắng nghe từng lời giới thiệu về đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga, về bà bầu Thơ và những thành viên trong gia đình cải lương nổi tiếng một thời. Là khán giả có mặt từ rất sớm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Vĩnh (Q.10) cho biết: “Chúng tôi mong tìm lại được những kỷ niệm đẹp của cải lương ngày xưa. Cũng biết là có nhiều đổi thay, các nghệ sĩ (NS) xuân sắc một thời giờ đã lớn tuổi… nên chúng tôi không kỳ vọng tất cả phải hay, phải đẹp như trước, mà chỉ muốn thấy lại sự nghiêm túc trong biểu diễn như khi xem cải lương ngày xưa”. Đó không phải là tâm trạng của riêng vợ chồng ông Vĩnh mà còn của hầu hết khán giả có mặt. Hai bạn trẻ Huy Cường (nhà ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) và Văn Thành (SV ĐH Công Nghiệp TP.HCM) chia sẻ: “Tụi em chỉ biết đoàn Thanh Minh - Thanh Nga qua lời kể của ba má và được nghe, xem qua băng đĩa, internet… Vì vậy, tụi em muốn đến để được “nhìn” lại những hồi ức của ba má và xem những NS từng làm ba má, ông bà tụi em mê mẩn thế nào”.
Bốn suất diễn cháy vé, điều mà chính ê kíp tổ chức và các NS tham gia chương trình đều bất ngờ. “Cải lương không chết và sẽ không bao giờ chết”, đó là khẳng định chắc nịch của soạn giả Kiên Giang ngay trước giờ diễn và đã được chứng minh ngay sau đó. Tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn đầy ăm ắp. Những tràng vỗ tay liên tục vang lên dưới hàng ghế khán giả khi được xem một lớp diễn hay, được nghe một lối luyến láy, nhả chữ mượt mà, điêu luyện của NS. Và đặc biệt là tình cảm khán giả dành cho cố NSƯT Thanh Nga. Những tiếng xuýt xoa, tiếng trầm trồ, tiếng vỗ tay không dứt khi có những đoạn clip ngắn của NSƯT Thanh Nga trong hai vở Bên cầu dệt lụa và Tiếng trống Mê Linh được phát xen kẽ giữa các lớp diễn.
NSƯT Thanh Sang và NS Phượng Liên tái ngộ công chúng trong vở Bên cầu dệt lụa
Ngày nay, dấu ấn của thời gian, tuổi tác in rất rõ trong vóc dáng, động tác của những tên tuổi vang bóng một thời: NSƯT Thanh Sang, Phượng Liên, NSND Lệ Thủy, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hùng Minh, Xuân Lan, Kim Hương…; nhưng nội lực ca diễn, sự tinh tế, sắc sảo trong thể hiện nhân vật của họ vẫn đủ sức chinh phục người xem. Bên cạnh “dấu ấn” sự trở lại của NSƯT Thanh Sang với những vai diễn đã làm nên tên tuổi của ông ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, một trong những lớp diễn mang lại nhiều cảm xúc cho người xem trong Bên cầu dệt lụa là cuộc tái ngộ của công chúa Bích Vân (NS Xuân Lan) và tân trạng Trần Minh (NSƯT Thanh Sang). Cuộc hội ngộ lần đầu tiên của hai nhân vật “bản gốc” trên sàn diễn sau hơn 35 năm vẫn đong đầy cảm xúc.
Trở lại với SK sau gần 40 năm chia tay, NS Xuân Lan không giấu được xúc động: “Được quây quần bên nhau để cùng chăm chút cho thành công của đêm diễn là hạnh phúc khó nói nên lời của NS chúng tôi. Trở lại sàn diễn để thấy tình cảm của khán giả dành cho cải lương vẫn còn nhiều lắm” - “Điều quan trọng là phải biết đánh thức tình yêu của công chúng và giữ lửa nghề cho chính mình”, NSƯT Thanh Sang tiếp lời. Có một điều quan trọng hơn, nếu đến xem lớp NS thuộc hàng U60 - U70 này biểu diễn, không ít NS, diễn viên trẻ hiện nay sẽ phải tự xem lại mình, nếu thực sự họ là những người biết trân trọng nghề diễn.
Trong niềm vui nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sức hút của chương trình Chút tình gửi lại nhân gian hy vọng sẽ là động lực cho những người làm nghề, góp phần thổi bùng ngọn lửa tình yêu đối với nghệ thuật dân tộc của công chúng. Nỗi khát khao của NSƯT Bảo Quốc thật sự cần được chia sẻ: “Bao giờ học sinh sẽ được học xừ xang xê cống thay vì chỉ biết đồ rê mí?”.