Ngành Digital Marketing hiện nay có nhiều khối thi xét tuyển. Tùy vào mỗi trường sẽ có yêu cầu xét tuyển khối thi khác nhau. Dưới đây là các khối thi ngành Digital Marketing phổ biến.
Nên theo học ngành Digital Marketing ở đâu?
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều Trường Đại học đào tạo chuyên ngành Digital Marketing. Để có thể theo đuổi đam mê trong lĩnh vực này, các bạn ứng viên cần tìm hiểu chi tiết xem Digital Marketing học trường nào là phù hợp với bản thân. Nhất là trong bối cảnh việc làm ngành Digital Marketing khá cạnh tranh như hiện nay.
Trường Đại học Hoa Sen là một trong những trường có hệ thống đào tạo ngành Digital Marketing chất lượng tốt.
Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing Đại học Hoa Sen mang tính thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia ưu tú có nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng đồng hành cùng các bạn sinh viên trong suốt quá trình theo học tại nhà trường.
Ngoài ra, khi theo học ngành Digital Marketing tại Đại học Hoa Sen, sinh viên còn có cơ hội thực hiện các đề án nước ngoài và có cơ hội trải nghiệm học tập tại các nước châu Âu. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing tại trường, các bạn sinh viên có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như:
Chuyên viên quảng cáo mạng xã hội
Chuyên viên quảng cáo mạng xã hội là người chịu trách nhiệm sáng tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng như: Facebook Ads, Google Ads, Linkedin Ads. Thông qua phương thức này giúp doanh nghiệp tương tác và tăng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Chuyên viên tiếp thị nội dung (Content Marketing Specialist)
Chuyên viên tiếp thị nội dung đảm nhận vị trí sản xuất nội dung với thông tin hấp dẫn có giá trị nhằm giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Thông qua nội dung quảng cáo khách hàng dễ có xu hướng mua hàng, sử dụng dịch vụ. Công việc này đòi hỏi bạn cần phải có tính sáng tạo, khả năng viết tốt và thường xuyên cập nhật các thông tin hot trend, bắt kịp xu hướng.
Khả năng tiếp cận nhanh chóng, độ phủ lớn và không giới hạn
Mức độ phủ sóng toàn cầu của Internet ngày nay đã làm cho Digital Marketing tiếp cận được với khách hàng nhanh chóng. Doanh nghiệp cũng có thể quảng bá bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà không bị rào cản bởi khoảng cách địa lý. Hơn nữa, đơn vị kinh doanh có thể mở rộng quy mô bán hàng xuyên biên giới mà không yêu cầu phải có mạng lưới kênh phân phối ở quốc gia đó. Qua comment, nhận xét đánh giá của khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng khai thác thông tin của người dùng.
Thông qua tiếp thị kỹ thuật số, khách hàng có thể liên hệ, đặt mua hàng và thanh toán khi xem các nội dung quảng cáo của doanh nghiệp. Ngoài ra, khách hàng có thể duy trì kết nối với doanh nghiệp, tăng khả năng tương tác bằng cách click và lưu liên kết, bài đăng hoặc video của doanh nghiệp.
Nhờ Digital Marketing, doanh nghiệp có thể cá nhân hóa thông tin liên hệ với từng đối tượng khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng, độ tuổi, sở thích,… Dựa trên kết quả từ các chiến dịch quảng cáo hoặc thiết bị điện tử có khả năng lưu trữ thông tin thông qua việc nhập liệu, doanh nghiệp sẽ phân tích và đánh giá được hành vi của khách hàng tiềm năng.
Học trái ngành có thể làm nhân viên Digital Marketing không?
Không theo học chuyên ngành Digital Marketing nhưng bạn vẫn có thể làm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để mau chóng thích nghi với công việc này bạn cần phải trau dồi, tích lũy những kiến thức về Digital Marketing thông qua các khóa học đào tạo ngắn hạn hoặc các hình thức đào tạo chính quy tại trường đại học.
Giúp kết nối với khách hàng nhiều hơn
Thông qua các nền tảng số, doanh nghiệp dễ dàng kết nối với khách hàng hơn bằng các chiến dịch Digital Marketing. Thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng, khách hàng chỉ cần có tài khoản và truy cập vào các mạng xã hội, website sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm mà mình muốn mua và sử dụng. Ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ dàng quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình mà không bị giới hạn về địa lý. Điều này giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu nhanh chóng hơn so với các cách thức tiếp cận marketing truyền thống.
Chuyên viên SEM (Search Engine Marketing)
Chuyên viên SEM thực hiện việc thiết lập kiểm soát các chiến dịch quảng cáo trên công cụ tìm kiếm như: Google Ads, Bing Ads nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tăng lượt truy cập website. Từ đó thương hiệu có thể xây dựng được lượng khách hàng ổn định và mở rộng thị phần.
lý do nên học ngành Digital Marketing
Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ kéo theo sự nở rộ của nhiều doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau tạo ra thị trường kinh doanh sôi động. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Digital Marketing phù hợp để dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
Theo statista.com, phạm vi phủ sóng Internet của Việt Nam năm 2023 đặt gần 80% tức là khoảng 81,48 triệu người dùng. Con số này dự báo sẽ còn tăng cao trong giai đoạn 2024 – 2029. Qua đó có thể thấy rằng, việc sử dụng Internet đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều người dùng Việt Nam.
Với tần suất sử dụng Internet ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu tư trong việc sử dụng công nghệ và nền tảng số để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Đây chính là tiền đề khiến ngành Digital Marketing ngày càng rộng mở với tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Sau khi tốt nghiệp Digital Marketing, bạn có thể theo đuổi các cơ hội nghề nghiệp cho phép bạn thực hành cả kỹ năng cộng tác và sáng tạo. Các vai trò trong lĩnh vực này thường liên quan đến chiến lược, thiết kế, giải quyết các vấn đề phức tạp và tạo ra các giải pháp độc đáo. Với điều này, bạn có thể làm việc cùng với nhiều chuyên gia khác, học hỏi từ quan điểm của họ và xây dựng các mối quan hệ làm việc bền chặt.
Chương trình đào tạo ngành Digital Marketing cung cấp cho sinh viên nhiều vị trí công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường. Khi học chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại Công ty truyền thông, Công ty quảng cáo, làm việc tự do Freelancer hoặc tự khởi nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Sau đây là một số vị trí công việc trong lĩnh vực Digital Marketing. Sinh viên có thể lựa chọn công việc phù hợp nhất với thế mạnh của mình:
So với mặt bằng chung các ngành nghề hiện nay, Digital Marketing nằm trong top ngành nghề có mức thu nhập cao. Mức lương của nhân viên tiếp thị kỹ thuật số không cố định. Nó phụ thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, vị trí đảm nhiệm, cấp bậc, trình độ chuyên môn, địa điểm làm việc cũng như quy mô của doanh nghiệp. Sau đây là mức lương của chuyên viên Digital Marketing tính theo cấp bậc và kinh nghiệm làm việc được TOPCV thống kê cho bạn tham khảo:
Điểm mạnh lớn nhất của ngành Digital Marketing đó là tính linh hoạt. Trong ngành này có nhiều vị trí công việc mà bạn có thể làm việc từ xa hoặc làm việc theo giờ linh hoạt. Miễn là bạn có máy tính có kết nối mạng internet và hoàn thành đúng deadline. Nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Bạn dễ dàng điều chỉnh được thời gian và địa điểm làm việc tùy theo nhu cầu của mình.
Ngoài ra, Digital Marketing còn mang đến sự linh hoạt về cơ hội việc làm. Bạn có thể thực hiện các dự án làm việc với nhiều khách hàng để tăng thu nhập của mình.
Ngành Digital Marketing là gì? Học xong ra trường làm gì
Ngành Digital Marketing là một trong những cách thức phổ biến và mạnh mẽ nhất để tăng nhận thức, sự quan tâm và doanh thu cho một sản phẩm hay dịch vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy ngành Digital Marketing là gì và nên học chuyên ngành này ở trường Đại học nào đào tạo tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết các thông tin liên quan đến chuyên ngành Digital marketing cho bạn hiểu rõ.
Digital Marketing hay tiếp thị kỹ thuật số là chuyên ngành đào tạo về sử dụng các phương tiện kỹ thuật số và nền tảng Internet để truyền tải và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Digital Marketing là một ngành học xu hướng trong những năm gần đây.
Để trở thành một Digital Marketer thực thụ, ngoài nắm rõ các kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số, khả năng phân tích và diễn giải dữ liệu từ các chiến dịch marketing, Digital Marketer chuyên nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới về ngành cũng như phải kiên trì giữ ngọn lửa đam mê với chuyên ngành.
Digital Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sau đây là một số lợi ích của Digital Marketing đối với doanh nghiệp: