Máy tính này tính điểm trung bình GPA của học sinh. Nếu bạn đang học cấp 3 và tham gia các lớp AP/IB, bạn cần phải điều chỉnh mục "Cài Đặt" để nhập điểm theo tỷ lệ phần trăm hoặc theo một thang điểm khác. Bạn cũng có thể tính cả điểm GPA trước đó hoặc các môn học nhóm theo học kỳ.
Máy tính này dùng cả điểm bằng chữ và điểm bằng số
Tại các trường học trên thế giới, có rất nhiều hệ thống đánh giá khác nhau. Điểm trung bình (GPA) là một trong những thước đo thành tích học tập được sử dụng phổ biến nhất. Khi tính điểm trung bình chung của học sinh, tín chỉ của mỗi môn học sẽ được tính đến.
Máy tính này chấp nhận cả hai loại điểm chữ và điểm số. Bảng dưới đây trình bày sự tương quan giữa các điểm bằng chữ và điểm bằng số.
P (pass, đạt), NP (not pass, chưa đạt), I (incomplete, chưa hoàn chỉnh), và W (withdrawal, thu hồi) không có sự tác động.
Hầu hết các học sinh tại trường ở Mỹ đều được tính điểm theo hệ thống được thiết kế như trên. Tuy nhiên, F thỉnh thoảng thay thế cho E. Một vài hệ thống tính điểm có chứa các loại điểm như A+ hoặc B-.
Một số học sinh có thể coi trọng một vài môn học hơn những môn khác. Máy tính này có thể tính đến điều này nếu một lớp có "tỷ trọng" là một số tín chỉ nhất định. Chức năng này giúp biến điểm số của họ trong một môn học trở nên có ý nghĩa hơn khi xác định điểm trung bình tích lũy (GPA) tổng thể.
Gia tăng điểm trung bình GPA không phải chuyện dễ, mỗi học sinh đều có cách học khác nhau. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn cải thiện GPA, tuy không đảm bảo hiệu quả 100% nhưng sẽ hình thành thói quen tốt và ảnh hưởng tích cực đến việc học của bạn.
Học phí cho các môn học thường được chi trả bởi học sinh hoặc gia đình. Đôi khi, học sinh có thể cho rằng một khóa học nào đó vô dụng hoặc gây lãng phí thời gian. Bỏ học sẽ dẫn đến mất tiền và mất cơ hội học tập.
Có mặt trong lớp thôi cũng đã mang lại nhiều thông tin quan trọng rồi. Giả sử một bạn học sinh không biết về việc thay đổi lịch thi hoặc nội dung môn học vì vắng mặt, điểm trung bình của bạn ấy có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Giáo viên thường xuyên giảng bài và bài giảng sẽ được đăng lên mạng sau đó. Tuy nhiên, không tham dự lớp học có thể khiến học sinh thiếu kiến thức bồi dưỡng. Tương tác với giáo viên và các sinh viên khác giúp học sinh hiểu sâu hơn về khóa học. Giao lưu trực tiếp sẽ giúp học sinh nắm bắt tốt hơn các khái niệm nhất định. Việc giải đáp những câu hỏi tưởng chừng nhỏ nhặt của học sinh trong lớp và những giải thích sau đó có thể ảnh hưởng đáng kể đến điểm thi.
Học sinh hoạt động tích cực cho phép giảng viên nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu đặc trưng trong phạm vi các lớp học nhỏ. Giáo viên thấy học sinh quan tâm và chú ý sẽ dễ dàng thông cảm hơn trong những tình huống cấp bách như nộp bài muộn.
Tính chuyên cần sẽ giúp học sinh tương tác tốt hơn với môn học so với chỉ đọc lại các bản ghi chép trực tuyến hoặc sách giáo khoa. Giáo viên có thể giải thích ngay những điểm không rõ ràng ngay tại chỗ. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến điểm số và điểm trung bình của học sinh.
Mỗi học sinh có khả năng tiếp thu thông tin khác nhau. Một số bạn thích học tập kiên trì trong thời gian dài, trong khi những bạn khác lại thích nghỉ ngơi thường xuyên. Không có phương pháp học nào phù hợp để áp dụng cho tất cả mọi người. Cả phong cách học và lịch trình riêng của mỗi người sẽ quyết định cách tiếp cận việc học của họ.
Học tập và ghi chép luôn đi kèm nhau. Đôi khi, học sinh không có đủ thời gian để tiếp thu tất cả thông tin mà giảng viên trình bày trong bài giảng, vì vậy thói quen ghi chép trong giờ học là rất cần thiết. Xem lại ghi chú sẽ cho phép bạn quay lại củng cố kiến thức.
Quản lý thời gian là yếu tố then chốt trong quá trình lập kế hoạch. Một ngày chỉ có 24 giờ và chúng ta không thể sử dụng tất cả chúng một cách hiệu quả. Đúng là học tập rất quan trọng. Nhưng nếu nhồi nhét quá nhiều môn học vượt mức chịu đựng của bản thân, điểm số và điểm trung bình của bạn có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Số lượng lớp học cần có mặt trong một số môn có thể tỏ ra đáng sợ. Nhưng cách sắp xếp thời gian học hợp lý cho từng môn có thể giảm thiểu căng thẳng và tăng khả năng tiếp thu. Khi đã chọn được tất cả các lớp học muốn tham gia, cân nhắc sắp xếp và lên lịch học có thể giúp bạn ước tính khối lượng học và thời gian học cân bằng.
Thường xuyên xem lại bài giảng cũng là một cách quản lý thời gian hiệu quả. Bài thi cuối kỳ thường bao gồm rất nhiều kiến thức. Học đều đặn và có phương pháp sẽ tốt hơn là nhồi nhét kiến thức trong vài ngày trước thi.
Nghiên cứu thông tin liên tục không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn cải thiện kết quả thi và điểm trung bình của bạn.
Cho em hỏi cách tính điểm trung bình tích lũy ạ. Học kì 1 em có rớt 1 môn, 4đ. Nếu theo số tay sinh viên thì môn đó KHÔNG tính vào điểm TB tích lũy (em sẽ đc 8.44) nhưng khi đọc thông báo kết quả điểm rèn luyện có kèm theo điểm TB thì HK1 em là 7.96 - đồng nghĩa với 4đ rớt môn của em bị tính vào điểm TB. Em xin hỏi tại sao lại như vậy? Và học kì 2 em thi đậu môn đó với số điểm là 5, thì điểm đó tính cho HK2, hay HK1 ạ? Em còn 1 thắc mắc là học bổng khuyến kích học tập thì lấy điểm trung bình có tính cả điểm của các môn bị rớt không? Và nếu rớt môn mà > số phẩy TB qui định thì có được học bổng không ạ! Em xin cảm ơn!
Thuật ngữ GPA hẳn là không còn quá xa lạ với các bạn học sinh, sinh viên. Đặc biệt với những bạn có ý định đi du học và săn học bổng. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có được trường chấp nhận nhập học hay không và cả giá trị học bổng mà bạn nhận được. Hãy cùng Reviewedu giải đáp những thắc mắc về cách tính điểm GPA trong bài tổng hợp dưới đây nhé!
GPA (viết tắt của từ Grade Point Average) được hiểu là điểm trung bình học thuật. GPA là điểm học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc khóa học. Cụ thể hơn, GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh. Qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. Điểm GPA thể hiện trong bảng điểm của các bạn học sinh, sinh viên.
Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với cách tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10. Ở các nước như: Mỹ, Anh, Singapore,… đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ (letter grade). Sẽ gồm 5 mức cơ bản: A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như: A+, A, A-,… Cách quy đổi này giúp hạn chế khoảng cách giữa 2 mức điểm. Nó cũng giảm sự thiệt thòi cho các bạn sinh viên.
Thuật ngữ này chỉ điểm GPA có trọng số. Thường được tính theo độ khó của khóa học (theo thang điểm 0 – 5.0).
Đây là cụm từ dùng để chỉ thang điểm GPA mà thường theo sau nó sẽ là một con số. GPA out of đại diện cho một thang điểm như thang điểm 4 hay thang điểm 10.
Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA) có thể hiểu là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên. Một số trường ở nước ngoài sẽ sử dụng cả 2 loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA. Trong đó:
Điểm GPA được tính theo cách cộng điểm trung bình các môn học. Phổ biến trong GPA là thang điểm 4 theo hệ thống giáo dục Mỹ. Tuy nhiên thì mỗi quốc gia vẫn có thể quy định một thang điểm để phân loại, đánh giá người học. Ở nước ta chủ yếu sẽ là thang điểm 10.
Chính vì vậy, chúng ta cần có bảng quy đổi thang điểm GPA. Chia ra các mức (A, B, C, D, F) hay dạng số 0 – 4.
Tính điểm GPA ở bậc THPT khá đơn giản. Bạn hãy lấy tổng trung bình điểm 3 năm chia cho 3 là sẽ ra được điểm GPA.
Cách tính GPA trung học phổ thông sẽ là:
Ví dụ: Điểm trung bình lớp 10 là 9.0; điểm trung bình lớp 11 là 8.5; điểm trung bình lớp 12 là 9.5. Thì điểm GPA sẽ là: (9.0 + 8.5 + 9.5)/3 = 9.0
GPA đại học ở Việt Nam sẽ được tính như sau:
Lưu ý: Tỷ lệ này có thể thay đổi khác nhau giữa các trường Đại học.
Điểm GPA ở sẽ được tính bằng điểm trung bình môn nhân với số tín chỉ tương ứng của môn đó. Rồi chia cho tổng số tín chỉ tích lũy. Công thức như sau:
Hiện nay, cách tính điểm GPA cấp 3 được hệ thống giáo dục Việt Nam áp dụng với 3 thang điểm. Đó là thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10. Cụ thể:
Thang điểm này được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần môn học của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA học kì, năm học và trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Thang điểm 4 được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Xếp loại như sau:
Thang điểm này sẽ được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp áp dụng.
Ở Việt Nam rất thông dụng theo thang điểm 10. Nhà trường sẽ dễ để phân loại được học sinh của mình. Nhà trường cũng đánh giá được kết quả học tập của từng môn học, học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung. Cụ thể xem bảng dưới đây:
Dưới đây là bảng điểm GPA được quy đổi chi tiết nhất: