Phòng xét xử Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Ảnh: Getty.
Yêu cầu giữ giấy tờ gốc của người lao động
Nhiều doanh nghiệp vì muốn giữ chân người lao động nên đã yêu cầu họ nộp các giấy tờ gốc. Tuy nhiên, yêu cầu tưởng chừng như đơn giản ấy lại vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012. Do vậy, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 25.000.000 đồng nếu có hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động.
Yêu cầu người lao động nộp tiền “cọc” để vào làm việc
Một số doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải đóng một khoản tiền “đặt cọc” thì mới nhận người lao động vào làm. Yêu cầu này, theo họ là nhằm mục đích bảo đảm người lao động thực hiện đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì sẽ lấy tiền đó ra bù vào.
Tại khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 nghiêm cấm: “người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động“. Nếu NSDLĐ có hành vi này có thể bị phạt tiền lên tới 25.000.000 đồng.
Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.
- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.
- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Sử dụng hình phạt tiền thay cho kỷ luật lao động
Một số doanh nghiệp dùng hình thức phạt tiền, cắt lương người lao động nếu người lao động vi phạm nội quy công ty để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Thế nhưng, việc làm này là trái quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012 cấm người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Các trường hợp không được xử lý kỷ luật
Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...
- Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
- Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Kéo dài thời gian thử việc so với quy định của pháp luật, trả lương thử việc thấp hơn mức tối thiểu mà luật quy định
Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc không kéo dài quá 60 ngày và chỉ được thử việc một lần.
Về tiền lương thử việc, Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người sử dụng lao động có quyền đặt ra thời hạn thử việc để kiểm tra trình độ và mức độ phù hợp đối với vị trí cần tuyển của người lao động. Lợi dụng quy định này, người sử dụng lao động thường quy định thời gian thử việc dài hơn mà mục đích đằng sau là chèn ép, bốc lột sức lao động của người lao động, có những doanh nghiệp quy định thời gian thử việc lên tới 03 tháng. Và mức lương thử việc nhiều doanh nghiệp đưa ra cho NLĐ thường bằng 50%, 70 hoặc 80% so với lương của công việc đó.
Theo Điều 6 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5000.000 đồng nếu vi phạm các quy định về thử việc.
Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.
- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
Không giao kết hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng không đúng loại
Nhiều người sử dụng lao động vì muốn giảm bớt nghĩa vụ đối với người lao động nên đối với những người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 06 tháng thường chỉ thỏa thuận miệng, không có hợp đồng cũng không có văn bản chứng minh. Tuy nhiên, lại có nhiều trường hợp ký liên tiếp nhiều hợp đồng xác định thời hạn dưới 03 tháng để làm một công việc có tính chất thường xuyên, liên tục chỉ để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.
Đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tuy vào tính chất nghiêm trọng của mỗi hành vi vi phạm.
Vi phạm các quy định về tiền lương
Nhiều doanh nghiệp thường trả lương chậm, tự ý khấu trừ lương hoặc không xây dựng thang lương, bảng lương, đưa ra mức lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc giữ lại lương của người lao động. Đối với hành vi vi phạm này, tùy theo từng hành vi và mức độ vi phạm, NSDLĐ có thể bị phạt lên tới 75.000.000 đồng (Điều 13 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế,... hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,....
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Thu là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...